Xung đột Nga - Ukraina chuyển hướng sang dầu khí Biển Đen

Ngọc Vân |

Nga và Ukraina đang tranh giành các giàn khoan dầu khí chiến lược ở Biển Đen, theo tình báo Anh.

Báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh ngày 27.8 cho biết, xung đột Nga - Ukraina chuyển hướng sang các giàn khoan dầu khí chiến lược ở Biển Đen.

“Các giàn khoan này được vận hành bởi công ty dầu khí Chernomorneftegaz, vốn bị Nga kiểm soát sau khi sáp nhập Crimea năm 2014. Ukraina đã tấn công một số giàn khoan do Nga kiểm soát. Cả Nga và Ukraina cũng định kỳ đưa quân đội đến đây” - báo cáo viết.

Theo báo cáo, các giàn khoan này cung cấp "nguồn tài nguyên hydrocarbon có giá trị" và cũng có thể được sử dụng để đặt các hệ thống tên lửa tầm xa, làm bãi đáp trực thăng hoặc làm căn cứ hỗ trợ các mục tiêu chiến lược và mục tiêu chiến thuật.

Biển Đen đã trở thành điểm nóng của hoạt động quân sự trong cuộc xung đột Nga - Ukraina. Ukraina nhiều lần tấn công một số giàn khoan do Nga kiểm soát ở Biển Đen, trong đó có 3 giàn khoan khí đốt.

Giám đốc tình báo Ukraina Kyrylo Budanov tiết lộ, Ukraina thường xuyên sử dụng nhiều máy bay không người lái công nghệ cao trong khu vực Biển Đen.

Theo ông Budanov, các máy bay không người lái của hải quân Ukraina đã được chứng minh là có hiệu quả cao. Tuy nhiên phía Nga cho biết đã tiêu diệt 60-70% số UAV này.

Trong khi đó, tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga vẫn duy trì dòng khí đốt đến châu Âu thông qua điểm Sokhranovka bất chấp tranh chấp quá cảnh đang diễn ra với công ty Naftogaz của Ukraina.

Trang Energy Intelligence dẫn dữ liệu của Gazprom cho biết, lưu lượng quá cảnh qua Ukraina vẫn ổn định ở mức 40 triệu mét khối mỗi ngày.

Giám đốc điều hành Gazprom, ông Alexei Miller trước đó dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Naftogaz khi hãng này tiếp tục theo đuổi vụ kiện trọng tài về việc Gazprom không thanh toán phí vận chuyển.

Doanh thu và lợi nhuận của Gazprom bị giảm sau khi châu Âu cắt mạnh việc mua khí đốt Nga sau khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Lợi nhuận của Gazprom trong năm tài chính 2022 đạt 1,226 nghìn tỉ rúp (15,4 tỉ USD), thấp hơn 41% so với năm 2021.

Gazprom đã quyết định không trả cổ tức cho cả năm 2022, dù trước đó đã trả cổ tức tạm thời là 1.208 tỉ rúp (15 tỉ USD) vào mùa thu năm ngoái cho kết quả được ghi nhận trong nửa đầu năm 2022.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nga nêu bằng chứng xác đáng về cái chết của trùm Wagner

Ngọc Vân |

Ủy ban Điều tra Nga xác nhận, kết quả xét nghiệm ADN cho thấy trùm Wagner Evgeny Prigozhin đã thiệt mạng trong vụ rơi máy bay hôm 23.8.

Nước thành viên nói EU bị thế giới phản ứng vì trừng phạt Nga

Khánh Minh |

Ngoại trưởng một nước thành viên EU cho biết sẽ là “cường điệu” khi nói rằng các biện pháp trừng phạt Nga của EU đang có hiệu quả.

Ukraina cân nhắc tuyến đường mới ở Biển Đen để vận chuyển ngũ cốc

Khánh Minh |

Ukraina đang xem xét sử dụng hành lang xuất khẩu Biển Đen thời chiến vừa được thử nghiệm để vận chuyển ngũ cốc.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.