Xung đột ở Ukraina tác động mạnh đến các nền kinh tế ASEAN

Khánh Minh |

Mặc dù khó dự đoán được hậu quả kinh tế từ cuộc xung đột ở Ukraina và các lệnh trừng phạt tiếp theo với Nga, nhưng giới phân tích cho rằng tác động có thể sẽ rất đáng kể đối với các nền kinh tế ASEAN.

Với việc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga để đáp trả chiến dịch quân sự của nước này vào Ukraina, các nền kinh tế ASEAN đã chứng kiến những ảnh hưởng đầu tiên, và dự kiến tiếp tục bị tác động trong những tuần và tháng tới.

Giá năng lượng

Theo tờ The Diplomat, trước hết là vấn đề giá năng lượng. Nga là nước xuất khẩu năng lượng lớn nhưng mức độ ảnh hưởng trực tiếp của ASEAN trong lĩnh vực này là khá hạn chế. Dựa trên dữ liệu thương mại từ Atlas of Economic Complexity (Atlas về sự phức tạp kinh tế), Singapore đã nhập khẩu 38,8 tỉ USD dầu tinh luyện vào năm 2019, nhưng chỉ 5,7% trong số đó đến từ Nga. Thái Lan cũng tương tự, nhập khẩu dầu thô trị giá 16,6 tỉ USD trong năm 2019, nhưng chỉ 3,3% trong số đó từ Nga.

Việt Nam, quốc gia nhập khẩu 15% nhu cầu than từ Nga, có thể bị tác động nhiều hơn, mặc dù có lẽ Australia và Indonesia sẽ đẩy mạnh xuất khẩu để bù đắp sự thiếu hụt. Dù bằng cách nào đi nữa, giá năng lượng đã phải chịu áp lực tăng giá trong nhiều tháng và cuộc xung đột này chỉ đơn giản là khiến giá năng lượng tăng cao hơn trên diện rộng, cho dù các quốc gia có nhập khẩu dầu trực tiếp từ Nga hay không.

Giá lương thực

Theo AP, mặc dù chưa có những đứt gãy trong hệ thống cung ứng lúa mì toàn cầu, giá cả mặt hàng này đã tăng 55% từ trước xung đột giữa Nga và Ukraina. Nếu xung đột kéo dài, các nước phụ thuộc xuất khẩu lúa mì với mức giá phù hợp từ Ukraina có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung bắt đầu từ tháng 7.2022, theo Giám đốc Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế Arnaud Petit. Nga và Ukraina chiếm tới gần 1/3 xuất khẩu lúa mì và lúa mạch toàn thế giới. Ukraina cũng là nhà cung cấp chính mặt hàng ngô và là cường quốc số 1 thế giới về dầu hướng dương, sử dụng trong chế biến thực phẩm. Cuộc xung đột có khả năng giảm lượng cung lương thực trong bối cảnh giá cả mặt hàng này ở mức cao nhất kể từ năm 2011.

Và ở lĩnh vực này, một số nước ASEAN cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Năm 2019, Indonesia nhập khẩu lúa mì trị giá 2,05 tỉ USD, hơn 1/4 trong số đó từ Nga và Ukraina. Philippines nhập khẩu lúa mì trị giá 1,45 tỉ USD, gần 16% trong số đó đến từ Nga và Ukraina. Nhiều quốc gia trong khu vực cũng ở vị trí tương tự, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn.

Mặc dù các quốc gia thường có các cơ quan nhà nước cụ thể được giao nhiệm vụ dự trữ các mặt hàng thiết yếu như lúa mì để chống lại những cú sốc về nguồn cung, nhưng dự trữ cũng chỉ giảm áp lực giá trong một thời gian, chưa kể tài chính công phải chịu gánh nặng thế nào. Một vấn đề khác là Nga và Belarus cung cấp cho Indonesia gần một nửa lượng phân bón kali. Với việc hàng nhập khẩu bị cắt giảm, rất có thể giá lương thực sẽ cao hơn.

Ảnh hưởng sản xuất

Nga và Ukraina là những nhà cung cấp sắt thép bán thành phẩm lớn, nguyên liệu đầu vào quan trọng trong sản xuất ôtô, máy móc và thiết bị điện tử. Năm 2019, 21,4% lượng thép bán thành phẩm của Thái Lan nhập từ Nga và Ukraina, Indonesia 25% và Philippines nhập khẩu gần 50% từ Mátxcơva và Kiev. Trong bối cảnh các chuỗi cung ứng còn chưa thông suốt như hiện tại, việc thiếu hụt nguyên liệu sẽ có tác động xấu đến sản xuất.

Tuy nhiên, với việc hàng hóa xuất khẩu của Nga bị đóng băng khỏi thị trường, các nhà sản xuất khác sẽ tăng sản lượng, mặc dù giá sẽ cao hơn trong ngắn hạn khi thị trường điều chỉnh. Ở nhiều nước ASEAN, sức ép về giá đối với các mặt hàng thiết yếu, ít nhất về mặt lý thuyết, có thể được điều tiết ở một mức độ nào đó thông qua các biện pháp can thiệp của nhà nước, trợ cấp và các cơ chế khác.

Các liên doanh năng lượng

Một câu hỏi hoàn toàn khác, và có lẽ gay cấn hơn, là các công ty nhà nước đã đầu tư hàng tỉ USD vào liên doanh với các công ty năng lượng của Nga sẽ làm gì.

Ngày càng có nhiều áp lực buộc phải rút khỏi quan hệ đối tác kinh doanh với các công ty Nga. Shell rút khỏi dự án với Gazprom của Nga, ngay cả khi lỗ tới 3 tỉ USD. Nhưng các công ty ở ASEAN có thể không muốn chịu thiệt hại như vậy. Tập đoàn dầu khí nhà nước của Malaysia, Petronas, cùng với Gazprom và các đối tác Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, sở hữu 15% cổ phần trong mỏ dầu Badra của Iraq. Petronas cho biết sẽ không rút khỏi liên doanh vào lúc này.

Liên doanh Vietsovpetro với Nga là một trong tập đoàn dầu khí lớn nhất tại Việt Nam. Lãnh đạo Vietsopetro cho biết, đang theo dõi sát sao tình hình, xem xét và đề ra các phương án ứng phó trước tác động của xung đột và tùy theo tình hình diễn biến để có kịch bản ứng phó tương ứng. Tại Indonesia, tập đoàn dầu khí nhà nước Pertamina đang phát triển một nhà máy lọc dầu lớn trong nước, trong đó Rosneft của Nga sở hữu 45% cổ phần. Dự án có giá trị ước tính khoảng 13,8 tỉ USD và sẽ tạo ra một động lực quan trọng cho công suất nhà máy lọc dầu trong nước khi hoàn thành.

Nhìn chung, hầu hết các nước trong khu vực không phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng của Nga, nhưng nhiều bên có khả năng gặp phải cú sốc về nguồn cung đối với các ngành sản xuất chủ chốt và nhập khẩu nông nghiệp, khi xung đột quân sự chính trị làm tăng giá nói chung trên diện rộng.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Kết quả đàm phán Ngoại trưởng Nga-Ukraina

Ngọc Vân |

Ngoại trưởng Nga - Ukraina kết thúc đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ mà không đạt được kết quả nào đáng kể.

Người Việt tại Ukraina: "Tôi muốn về Việt Nam, sống hoà bình, tự do"

Cát Tường - Linh Chi |

Hiện tại, phần lớn các gia đình người Việt sinh sống tại Ukraina đã sơ tán an toàn ra khỏi vùng chiến sự. Tuy vậy, vẫn có 1 số người Việt vì nhiều lý do mà chưa thể sơ tán, với họ, mong muốn lớn nhất là được trở về Việt Nam, sống cuộc sống hoà bình.

Ngoại trưởng Nga-Ukraina tới Thổ Nhĩ Kỳ hòa đàm

Khánh Minh |

Ngoại trưởng Nga và Ukraina đã tới Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị cho cuộc đàm phán cấp cao nhất kể từ khi bắt đầu xung đột quân sự ở Ukraina.

Xung đột ở Ukraina không cản Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế số 1

Khánh Minh |

Chiến sự Nga-Ukraina sẽ không cản được nỗ lực của Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, theo cố vấn cao cấp của Bắc Kinh.

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Kết quả đàm phán Ngoại trưởng Nga-Ukraina

Ngọc Vân |

Ngoại trưởng Nga - Ukraina kết thúc đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ mà không đạt được kết quả nào đáng kể.

Người Việt tại Ukraina: "Tôi muốn về Việt Nam, sống hoà bình, tự do"

Cát Tường - Linh Chi |

Hiện tại, phần lớn các gia đình người Việt sinh sống tại Ukraina đã sơ tán an toàn ra khỏi vùng chiến sự. Tuy vậy, vẫn có 1 số người Việt vì nhiều lý do mà chưa thể sơ tán, với họ, mong muốn lớn nhất là được trở về Việt Nam, sống cuộc sống hoà bình.

Ngoại trưởng Nga-Ukraina tới Thổ Nhĩ Kỳ hòa đàm

Khánh Minh |

Ngoại trưởng Nga và Ukraina đã tới Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị cho cuộc đàm phán cấp cao nhất kể từ khi bắt đầu xung đột quân sự ở Ukraina.

Xung đột ở Ukraina không cản Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế số 1

Khánh Minh |

Chiến sự Nga-Ukraina sẽ không cản được nỗ lực của Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, theo cố vấn cao cấp của Bắc Kinh.