Chợ ế ẩm, tiểu thương tại TPHCM đổ xô học cách livestream bán hàng

HẠ MÂY |

Sau khi các tiểu thương tại một số khu chợ nổi tiếng ở TPHCM livestream (phát trực tiếp) bán hàng trên mạng xã hội và có kết quả tích cực, nhiều tiểu thương tại các khu chợ truyền thống khác mạnh dạn học hỏi để chuyển đổi cách tiếp cận khách hàng.

Vì kinh doanh ế ẩm nên vào tháng 7.2023, chị Cao Ánh Chi (tiểu thương chợ Hạnh Thông Tây) lập tài khoản trên các trang thương mại điện tử để kinh doanh nhưng chưa đem lại hiệu quả. Đến tháng 10.2023, chị Chi mạnh dạn livestream bán hàng đều đặn mỗi ngày, đến nay tình hình kinh doanh khởi sắc hơn.

“Lúc mới bắt đầu chỉ có 3-5 người xem, tôi rất nản nhưng vẫn động viên bản thân phải cố gắng. Lâu dần, người xem tăng và đến nay duy trì ổn định ở mức khoảng 700-800 người xem trong một buổi livestream.

Nhiều khách sau khi xem trên mạng xã hội đã đến tận sạp hàng để mua với số lượng nhiều. Việc livestream bán hàng cho khách thấy được sự chân thật của mình và mẫu mã mới, giúp khách dễ chọn mua hàng hơn” - chị Chi nói.

Bán hàng tại chợ Tân Bình đã lâu, nhưng chị Nguyễn Thị Tuyết vẫn ngại việc tiếp cận bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Sau khi thấy nhiều tiểu thương ở chợ Bến Thành được các nhà sáng tạo nội dung hỗ trợ và hướng dẫn livestream bán hàng, chị Tuyết mạnh dạn liên hệ bạn hàng tại đây để tìm hiểu rõ hơn về phương thức kinh doanh này.

“Lúc chưa tìm hiểu, tôi nghĩ sẽ rất khó để thực hiện nên chỉ duy trì việc kinh doanh truyền thống, chờ khách đến mua. Tuy nhiên, sau khi được bạn hàng tại chợ Bến Thành hướng dẫn các thao tác tạo tài khoản, giỏ hàng…, tôi thấy mình cũng có thể làm được. Ban đầu còn nhiều lúng túng nhưng tôi hy vọng làm nhiều sẽ tốt hơn” - chị Tuyết chia sẻ.

Tiểu thương tại chợ An Đông (Quận 5) livestream bán hàng đều đặn mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Lê
Tiểu thương tại chợ An Đông (Quận 5) livestream bán hàng đều đặn mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Lê

Trung tuần tháng 12, có hơn 100 KOL (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) và KOC (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường) livestream bán hàng cùng tiểu thương chợ Bến Thành.

Kết quả, chợ Bến Thành tổ chức 77 phiên livestream, tạo ra 18.200 đơn hàng, tiếp cận 81,6 triệu người.

Trao đổi với Lao Động, ông Ngô Văn Hà - Trưởng Ban Quản lý chợ Bến Thành - cho biết: “Sau khi tiểu thương chợ livestream cùng các nhà sáng tạo nội dung, đã có nhiều tiểu thương tại những khu chợ khác ở TPHCM tới liên hệ với Ban Quản lý để học hỏi. Phía Ban Quản lý cũng hỗ trợ các tiểu thương nhiệt tình và kết nối với một số nền tảng mạng xã hội như Tiktok để giúp họ có thêm phương thức kinh doanh mới, quảng bá và bán hàng trên nền tảng số, thay vì chỉ kinh doanh thụ động như trước đây”.

Ngoài ra, nhiều chợ lớn ở các tỉnh, thành khác, như chợ Đông Ba (Thừa Thiên - Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội) và một số nơi ở tỉnh Bình Định... cũng điện thoại cho Ban Quản lý chợ Bến Thành để trao đổi kinh nghiệm mời, tổ chức cho các KOL livestream cùng tiểu thương. Điều này cho thấy được sức lan tỏa, hiệu quả lớn trong cách thức tiếp cận và phát triển thương mại điện tử. Do đó, cần đánh giá kỹ hiệu quả mang lại để nhân rộng mô hình này.

Các nhà sáng tạo nội dung có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội livestream bán hàng cho các tiểu thương chợ Bến Thành. Ảnh: Ngọc Lê
Các nhà sáng tạo nội dung có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội livestream bán hàng cho các tiểu thương chợ Bến Thành. Ảnh: Ngọc Lê

Theo Sở Công Thương TPHCM, hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của loại hình thương mại điện tử, thị phần chợ truyền thống đang bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh đó, hoạt động của chợ truyền thống đang gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh từ các điểm, khu vực kinh doanh tự phát xung quanh chợ.

Tuy nhiên, chợ vẫn là nơi đáp ứng chủ yếu nhu cầu tiêu dùng của người dân nên cần thiết phải có nhiều thay đổi. Qua đó, để duy trì hoạt động cũng như nâng dần chất lượng theo xu hướng hiện đại, Sở Công Thương TPHCM đã làm việc với UBND các địa phương để rà soát, phân tích nguyên nhân; đánh giá hiệu quả của những giải pháp, điều chỉnh và lựa chọn giải pháp phù hợp để giúp chợ truyền thống có thể thích ứng, có những mô hình phát triển phù hợp.

HẠ MÂY
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng chuẩn bị chợ hoa, tuần lễ khuyến mãi nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024

Nguyễn Linh |

Ngày 25.12, UBND TP Đà Nẵng cho biết vừa ban hành công văn chuẩn bị chợ hoa Tết Giáp Thìn năm 2024.

Chợ truyền thống, trung tâm thương mại Hà Nội dài cổ chờ khách thuê

Thu Giang |

Không chỉ ở những khu chợ truyền thống, nhiều gian hàng trung tâm thương mại ở Hà Nội đang vắng khách thuê dù bước vào tháng cao điểm cuối năm.

Tiểu thương chợ truyền thống gặp khó khi tung chiêu chốt đơn online

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Chưa thích ứng với công nghệ số, chi phí đầu tư thiết bị, nguồn lực đóng hàng, sản phẩm không phù hợp là loạt khó khăn mà tiểu thương chợ truyền thống ở TPHCM gặp phải khi muốn mở thêm kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Chưa đóng cửa mỏ vàng cũ, đã giao đất để làm mỏ vàng mới

HƯNG THƠ |

Công ty trây ỳ trả lại đất ở mỏ vàng A Pey A được tỉnh Quảng Trị cho thuê đất để thực hiện dự án mỏ vàng A Vao.

Đình chỉ 2 chủ tịch xã ở Lào Cai do lơ là phòng chống bão lũ

Bảo Nguyên |

UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định đình chỉ công tác đối Chủ tịch UBND xã Trung Lèng Hồ và Pa Cheo do vi phạm quy định phòng, chống bão lũ.

Ukraina nói về kết quả cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga

Thanh Hà |

Ukraina cho rằng, cuộc tấn công của Ukraina vào khu vực Kursk đã làm chậm bước tiến của Nga trong khi phía Nga cho biết đã giành lại 10 ngôi làng.

"Phông bạt" trên Facebook là căn bệnh và cần thuốc chữa

AN NGUYÊN - THÙY TRANG |

Nhiều người bị phát hiện chỉnh sửa hình ảnh, làm giả hóa đơn chuyển khoản để “thổi phồng” số tiền và “phông bạt” trên Facebook nhằm đánh bóng tên tuổi.

Xe bán tải bị nước cuốn trôi, 1 phụ nữ tử vong ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 14.9, Công an thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã bàn giao thi thể người phụ nữ đi xe bán tải bị nước cuốn, để gia đình lo hậu sự.