Thiếu minh bạch, đã đến lúc bỏ quỹ bình ổn xăng dầu?

Thiên Bình |

Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến của đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu do chưa đảm bảo tính minh bạch, công khai.

Lại nóng chuyện bỏ quỹ bình ổn xăng dầu

Tại cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội  chiều 13.8, đoàn giám sát của Ủy ban kiến nghị bãi bỏ ngay hoặc có lộ trình bãi bỏ hàng loạt các quỹ tài chính trong đó có quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Theo báo cáo giám sát, với quỹ này, số tiền trích quỹ được để lại cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (mức trích hiện nay 300 đồng/lít), thực chất là một khoản thu trước của người dân và doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy cơ sở để bình ổn giá đã không còn phù hợp (giá cơ sở dựa trên giá CIF, trong khi sản xuất trong nước đã đáp ứng đến 90% nhu cầu, bên cạnh việc đặt ra lãi định mức và chi phí kinh doanh định mức là phi thị trường).

Việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay chưa đảm bảo tính minh bạch, công khai, dẫn đến có sự phản ứng rất lớn của người dân trong công tác điều hành giá và thực hiện bình ổn giá xăng dầu.

Theo Luật giá, có 11 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, trong khi chỉ có mặt hàng xăng dầu có quỹ bình ổn giá là chưa phù hợp.

Đề xuất loại bỏ quỹ bình ổn xăng dầu đang nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp, hiệp hội vận tải.

Ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cho rằng, nên để xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường.

Các doanh nghiệp vận tải đang chịu tác động rất nhiều từ giá xăng, cũng như cách điều hành có phần giật cục của liên bộ như hiện nay. Mỗi lít xăng cõng nhiều thuế phí, trong đó có quỹ bình ổn, trong khi chi phí cho nhiên liệu trên một chuyến đi thường chiếm 30-40% tổng chi phí, thậm chí có thể vượt mốc 40%.

Thêm vào đó, ông Liên cũng cho rằng, việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu trong thời gian qua đang thiếu minh bạch, dẫn đến không hiệu quả.

Doanh nghiệp xăng dầu âm quỹ kéo dài

Theo số liệu từ bộ Tài Chính, đến hết ngày 30.6.2019, quỹ bình ổn xăng dầu âm 499,932 tỉ đồng. Quỹ bình ổn xăng dầu đã liên tục rơi vào tình trạng âm trong suốt thời dài. Trước đó, số dư quỹ BOG tại thời điểm 31.12.2018 là 3.504,376 tỉ đồng. Số dư quỹ BOG đến hết quý I năm 2019 là âm 620,643 tỉ đồng.

14 đơn vị kinh doanh xăng dầu âm quỹ BOG, trong đó Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOil) có số âm quỹ lớn nhất là âm  533.256 tỉ đồng; công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ với số dư quỹ là âm 62.448 tỉ đồng.

Trước tình trạng âm quỹ kéo dài, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn cho rằng đã đến lúc nên bỏ quỹ này, để giá xăng vận hành theo cơ chế thị trường. Thực chất, quỹ này chỉ là "một hình thức móc túi người tiêu dùng".

Trước đó, trong văn bản kiến nghị gửi Chính phủ hồi tháng 4, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, việc trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu 300 đồng một lít theo quy định tại Nghị định 83 điều hành xăng dầu đang khiến "người tiêu dùng chịu thiệt hơn là lợi".

Theo Hiệp hội, việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu mang đậm tính can thiệp hành chính, làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu.

Để kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường và giá trong nước diễn biến theo xu hướng giá thế giới, hiệp hội này kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Hiệp hội tin tưởng rằng, tính minh bạch công khai trong điều hành giá sẽ tốt hơn, tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống doanh nghiệp đầu mối.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Quỹ bình ổn xăng dầu âm gần 500 tỉ đồng

Thiên Bình |

Đến hết ngày 30.6.2019, quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) âm 499,932 tỷ đồng.

Giá xăng dầu hôm nay 8.8: Tăng trở lại sau khi mất 4% phiên trước đó

HP |

Giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng trong bối cảnh đồng đô la yếu hơn, phục hồi sau khi lo ngại rằng sự suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ làm tổn hại đến nhu cầu dầu thô đã gây ra tổn thất hơn 4% trong phiên trước đó.

"Mắc kẹt" Trịnh Sướng, 172.000 lít xăng Công an tỉnh Sóc Trăng gửi khó đòi

NHẬT HỒ |

Trong 2 năm 2009 và 2010, Công an tỉnh Sóc Trăng ký gửi 172.000 lít xăng dầu tại một doanh nghiệp ở TP Sóc Trăng. Việc theo dõi, quản lý nhiên liệu ký gửi không mở sổ sách theo dõi.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.