1.730 hồ đập xuống cấp: Nguy cơ mất an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập

Văn Nguyễn |

Theo đánh giá của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, với hàng nghìn hồ đập thủy lợi xuống cấp cần sửa chữa và sửa chữa khẩn cấp, vấn đề an toàn hồ đập trở nên vô cùng cấp bách.

Cụ thể theo Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, liên quan vấn đề an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập, trong nhiều năm qua, chúng ta xây dựng gần 7.000 đập, hồ chứa thủy lợi và thủy điện, qua đó phát huy tốt vai trò trị thủy, cấp nước, cấp điện cũng như phòng chống lũ, tạo tăng trưởng lớn cho các ngành kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do được xây dựng từ nhiều năm nên trong số các công trình nói trên hiện có tới trên 1.000 hồ đập hư hỏng, xuống cấp; 200 hồ hư hỏng, xuống cấp nặng.

Trong điều kiện thiên tai diễn biến bất thường như hiện nay, nguy cơ mất an toàn là rất lớn. Đây cũng đang là một thách thức lớn của các cơ quan quản lý nhà nước, cả hệ thống chính trị trong quá trình phát triển, vừa phải bảo đảm cho khai thác, vận hành của đập, hồ chứa để bảo đảm mục đích phát triển kinh tế - xã hội; vừa phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho hạ du và ổn định cuộc sống của người dân.

Đáng chú ý, sự phát triển của hệ thống thủy lợi, thủy điện của Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, từ thời phong kiến, Pháp thuộc và sau năm 1945 đến nay. Với 86.202 công trình thủy lợi, trong đó có 6.998 đập, hồ chứa thủy lợi với dung tích khoảng 14 tỉ m3 nước.

Bên cạnh đó là 500 hồ chứa thủy điện đã đi vào vận hành và khoảng 300 dự án thủy điện đang triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào vận hành. Tổng dung tích các hồ chứa thủy điện là 60 tỉ m3 nước, trong đó có các hồ lớn như thủy điện Thác Bà, Hòa Bình là 9 tỉ m3 nước. Nếu tính cả hồ, đập thủy điện và thủy lợi đã có và sẽ hình thành trong thời gian tới, cả nước sẽ có khoảng 7.800 hồ, đập lớn nhỏ với dung tích 74 tỉ m3 nước.

Tại hội nghị giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập” do Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá, trong bối cảnh biến đổi khí hậu cực đoan như hiện nay, lũ lụt xảy ra thường xuyên với cường độ cao, tình trạng không ổn định của địa chất, hiện tượng đứt gãy dẫn tới động đất ở một số vùng cùng với 1.730 hồ, đập thủy lợi bị xuống cấp, trong đó có 1.200 cần sửa chữa và 200 hồ hư hỏng nặng cần sửa chữa khẩn cấp, vấn đề an toàn hồ đập trở nên vô cùng cấp bách, cần được đặc biệt quan tâm chú trọng nởi ảnh hưởng lớn đến an ninh nguồn nước, an toàn cho sản xuất và đời sống.

Đáng chú ý theo ông Phùng Quốc Hiển, nguy cơ mất an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập của Việt Nam là hiện hữu trong cả hiện tại và tương lai. Thực tế, dù Việt Nam có 3.450 con sông, suối lớn nhỏ, với chiều dài từ 10km trở lên với tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm hiện nay khoảng 830 tỉ m3 nhưng 63% nguồn nước mặt tạo ra bởi các lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ. Trong đó có 2 con sông lớn là sông Cửu Long có đến 90% lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, sông Hồng là trên 50%. Do đó nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào lưu vực, các con sông bắt nguồn từ nước ngoài.

Thực tế này dẫn đến khó khăn trong việc chủ động quản lý, khai thác nguồn nước như tổng lượng dòng chảy, chế độ dòng chảy, nguồn phù sa, nguồn lợi thủy sản tự nhiên… chưa kể đến việc ứng xử của một số quốc gia ở thượng nguồn làm ảnh hưởng đến nguồn nước chảy vào Việt Nam. Khi cần thiếu nước, khi không cần lại thừa nước. Tình trạng xâm ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có một phần là do nguyên nhân thiếu nước đầu nguồn.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Xả hồ đập mùa mưa lũ: Không để dân đối mặt với những “quả bom nước”

Khánh Vũ - Hùng Xuân |

Trước tình hình mưa lũ phức tạp, nhiều địa phương đã tính đến phương án là xả lũ thuỷ điện, đặc biệt là hôm qua, khi nước hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) dâng cao, chính quyền phải lên phương án “trá tràn” để không vỡ đập. Đây là kịch bản rất xấu, ảnh hưởng đến hàng chục ngàn hộ dân.

Đắk Lắk: Cả trăm hồ đập hư hỏng nhưng giải pháp xử lý chỉ chắp vá

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk vẫn đang chờ Trung ương cấp kinh phí để sửa chữa lại 11 công trình thủy lợi hỏng hóc nghiêm trọng trên địa bàn. Ngoài ra, hàng trăm hồ, đập khác đang xuống cấp, gặp sự cố cần được sửa chữa trước lúc cao điểm mùa mưa bão. Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh vừa vạch ra một loạt phương án xử lý, nhưng tất cả chỉ là giải pháp tình thế vì... thiếu tiền.

16 trận động đất tại Mộc Châu, Sơn La: Tăng cường kiểm soát hồ đập, hầm mỏ

Vũ Long |

Theo Viện Vật lý địa cầu, trong 2 ngày (từ 27-29.7), đã xảy ra 16 trận động đất tại Mộc Châu, Sơn La. Trong đó, trận động đất đầu tiên có độ lớn 5,3 đã gây thiệt hại.

Nghìn hồ đập xuống cấp trước mùa mưa bão 2020

Vũ Long |

Cả nước có 1.645 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ và khoảng 200 hồ chứa hư hỏng cần được quan tâm xử lý trong năm 2020.

Cả trăm hồ đập hư hỏng trước mùa mưa bão: Đắk Lắk tính cầu cứu trung ương

Bảo Trung |

Mới đây, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Đắk Lắk đã tham mưu cho UBND tỉnh này báo cáo, Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT tình hình hồ, đập ở địa phương và cấp thêm kinh phí sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng có nguy cơ gây mất an toàn cho người dân lúc cao điểm mùa mưa bão...

Đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa có văn bản đề nghị dừng hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Kiểm điểm Hiệu trưởng để xảy ra "tai tiếng" thu chi ở trường

Hoài Phương |

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu Sở GDĐT kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng các trường để xảy ra vi phạm thu chi vào đầu năm học, gây bức xúc trong dư luận.

Xả hồ đập mùa mưa lũ: Không để dân đối mặt với những “quả bom nước”

Khánh Vũ - Hùng Xuân |

Trước tình hình mưa lũ phức tạp, nhiều địa phương đã tính đến phương án là xả lũ thuỷ điện, đặc biệt là hôm qua, khi nước hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) dâng cao, chính quyền phải lên phương án “trá tràn” để không vỡ đập. Đây là kịch bản rất xấu, ảnh hưởng đến hàng chục ngàn hộ dân.

Đắk Lắk: Cả trăm hồ đập hư hỏng nhưng giải pháp xử lý chỉ chắp vá

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk vẫn đang chờ Trung ương cấp kinh phí để sửa chữa lại 11 công trình thủy lợi hỏng hóc nghiêm trọng trên địa bàn. Ngoài ra, hàng trăm hồ, đập khác đang xuống cấp, gặp sự cố cần được sửa chữa trước lúc cao điểm mùa mưa bão. Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh vừa vạch ra một loạt phương án xử lý, nhưng tất cả chỉ là giải pháp tình thế vì... thiếu tiền.

16 trận động đất tại Mộc Châu, Sơn La: Tăng cường kiểm soát hồ đập, hầm mỏ

Vũ Long |

Theo Viện Vật lý địa cầu, trong 2 ngày (từ 27-29.7), đã xảy ra 16 trận động đất tại Mộc Châu, Sơn La. Trong đó, trận động đất đầu tiên có độ lớn 5,3 đã gây thiệt hại.

Nghìn hồ đập xuống cấp trước mùa mưa bão 2020

Vũ Long |

Cả nước có 1.645 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ và khoảng 200 hồ chứa hư hỏng cần được quan tâm xử lý trong năm 2020.

Cả trăm hồ đập hư hỏng trước mùa mưa bão: Đắk Lắk tính cầu cứu trung ương

Bảo Trung |

Mới đây, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Đắk Lắk đã tham mưu cho UBND tỉnh này báo cáo, Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT tình hình hồ, đập ở địa phương và cấp thêm kinh phí sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng có nguy cơ gây mất an toàn cho người dân lúc cao điểm mùa mưa bão...