Quốc hội thảo luận Dự án Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP):

2 phương án chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp 9, ngày 28.5, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Vấn đề cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước với doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.

Trình 2 phương án về cơ chế chia sẻ rủi ro

Liên quan tới cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu (Điều 84), Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, về nội dung này do còn có ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin trình 2 phương án để Quốc hội xem xét, quyết định.

Phương án 1 là cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu. Cụ thể, việc áp dụng cơ chế chia sẻ khi dự án giảm doanh thu mà không áp dụng cơ chế chia sẻ khi nhà đầu tư dự án PPP thua lỗ, mất vốn. Dự thảo Luật PPP không tiếp cận theo hướng chia sẻ khi nhà đầu tư dự án PPP thua lỗ, mất vốn, mà chỉ xem xét việc áp dụng chia sẻ khi doanh thu của dự án bị sụt giảm do lỗi từ phía Nhà nước.

Phương án 2 là cơ chế chia sẻ phần lỗ, lãi. Cơ chế chia sẻ phần lỗ, lãi phải được xác định tại quyết định chủ trương đầu tư. Đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, việc chia sẻ phần lỗ do ngân sách địa phương bảo đảm. Về tỉ lệ chia sẻ phần lỗ, lãi: Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần lỗ sau điểm hòa vốn so với phương án tài chính tại hợp đồng hoặc nhà đầu tư, DN dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần lãi tăng thêm sau điểm hòa vốn so với phương án tài chính tại hợp đồng nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong mối quan hệ chia sẻ giữa Nhà nước và tư nhân.

Chia sẻ rủi ro dựa trên doanh thu chứ không dựa vào con số lỗ lãi

Thảo luận về vấn đề này, Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (Đoàn An Giang) phân tích, thực chất mức lỗ lãi của doanh nghiệp quyết định bởi 2 yếu tố doanh thu và chi phí. Riêng doanh thu sẽ căn cứ vào mức giá, phí của sản phẩm dịch vụ, do đó biến động doanh thu trong các dự án PPP điển hình như dự án giao thông thường xuất phát từ nhu cầu thực tế và mức giá, phí dịch vụ thường do nhà nước quy định hay được xác định trong các dự án đầu tư. Do đó chia sẻ rủi ro phần tăng doanh thu là hợp lý và thực chất chia sẻ rủi ro từ nhu cầu.

Đại biểu cho rằng, cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu là phù hợp hơn theo phương án 1 trong dự thảo luật. Tuy nhiên với quy định này nhà đầu tư được chia sẻ nếu doanh thu thực tế bị ảnh hưởng bởi lỗi của nhà nước. Do đó dự thảo luật cần xác định do lỗi của nhà nước rõ hơn để đảm bảo pháp lý và cần làm rõ nội dung này.

Cũng cho ý kiến về việc này, Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đồng tình với phương án 1 đó là cơ chế chia sẻ rủi ro dựa vào doanh thu chứ không phải dựa vào con số về lỗ lãi.

“Bởi vì doanh thu của dự án PPP được tính trên cơ sở số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ công khi thiết kế dự án. Nếu như số lượng khách hàng sụt giảm thì tổng doanh thu sụt giảm, như vậy những phương án tài chính của nhà đầu tư cũng sẽ bị thay đổi theo, ví dụ như là thời gian thu hồi vốn hoặc giá dịch vụ công. Chính vì vậy chúng ta phải chia sẻ cho nhà đầu tư khi doanh thu giảm do lượng khách hàng giảm xuống. Còn lượng khách hàng mà vẫn giữ nguyên doanh thu vẫn giữ nguyên nhưng nhà đầu tư đầu tư không tốt dẫn đến lỗ thì nhà đầu tư phải chịu, hoặc là nhà đầu tư quản lý tốt mà có lãi thì nhà đầu tư sẽ được hưởng, do vậy cũng không nên dựa vào con số lỗ lãi ở đây” - Đại biểu Cường phân tích và cho rằng, chúng ta phải quy định chặt chẽ trong luật phương thức kiểm soát doanh thu dựa trên kiểm soát lượng khách hàng sử dụng dịch vụ công theo cam kết như là trong dự án và trong hợp đồng.

Có cơ chế để thu hút các nhà đầu tư

Tiếp thu các ý kiến và giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cơ chế chia sẻ rủi ro và phần tăng, giảm doanh thu là một cơ chế mang tính cách mạng, hết sức đặc biệt của bộ luật này. Nếu như bộ luật chúng ta không có được các cơ chế này thì xin khẳng định là sẽ không thể hấp dẫn được các nhà đầu tư. Cơ bản các đại biểu cũng thống nhất với cả phương án 1 là chia sẻ theo doanh thu chứ không phải chia sẻ theo lỗ, lãi.

Ông Nguyễn Chí Dũng cho hay, việc chia sẻ rủi ro này đã được thiết kế hết sức chặt chẽ. Nếu giảm doanh thu dưới 75% thì nhà nước mới phải chia sẻ và trước khi chia sẻ thì phải thực hiện điều chỉnh các hợp đồng, như là thời hạn thu, mức thu, nếu không được thì dưới 75% nhà nước mới chia sẻ và chia thì 50-50. Còn tăng doanh thu lên thì trên 125%, bất kể lý do nào chúng ta cũng chia 50-50 với nhà nước, như vậy nhà nước được hưởng rất là nhiều. Trên 125% doanh thu thì bất kể lý do gì đều chia 50-50, nhà nước được hưởng 50, còn nhà đầu tư 50.

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội tranh luận việc kiểm toán các dự án PPP

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Liên quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nước trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PPP, các đại biểu Quốc hội còn có ý kiến khác nhau về việc nên kiểm toán toàn bộ dự án, hay chỉ kiểm toán phần vốn công.

Thu hút đầu tư PPP: Không có chính sách chia sẻ rủi ro sẽ khó tạo sức hút

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nếu không có chế định chia sẻ rủi ro thì khó tạo sức hút, tạo động lực, thu hút đầu tư.

Nhà nước chia sẻ rủi ro doanh thu với nhà đầu tư PPP: Tiền ở đâu?

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Với dự án hợp tác công tư, trường hợp dự án hụt thu, Nhà nước sẽ bù tới 50% phần hụt. Đây là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của đại biểu trong buổi thảo luận tại hội trường ngày 19.11 về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Ưu tiên dự án PPP cho những vùng xa xôi, khó khăn

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Ngày 11.11, Quốc hội đã có buổi thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Nhiều ý kiến cho rằng, đối với cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa Nhà nước và nhà đầu tư, nếu quy định này không rõ ràng, nhà đầu tư rất dễ lách luật để yêu cầu Nhà nước chia sẻ.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.