4 tư lệnh ngành sẽ giải trình vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm

Vương Trần - Phạm Đông |

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ cùng trao đổi với các đại biểu Quốc hội về một số vấn đề đại biểu nêu.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 1.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Liên quan đến một số vấn đề các đại biểu quan tâm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính… sáng 1.11 sẽ phát biểu để trao đổi về các vấn đề này.

Tranh luận liên quan tới biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa

Đối với lĩnh vực giáo dục, các đại biểu không đồng tình với đề xuất của đoàn giám sát là Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa.

Đại biểu Lưu Bá Mạc (đoàn Lạng Sơn) cho rằng chưa nên giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn sách giáo khoa. Việc cấp thiết lúc này là để giáo viên và trường học lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp với mặt bằng tâm lý học sinh và thực tiễn mỗi địa phương. Cơ quan nhà nước giữ vai trò kiểm tra, đôn đốc, giám sát, không can thiệp vào công việc chuyên môn của giáo viên.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau), về cơ sở pháp lý, đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia biên soạn sách giáo khoa không phù hợp với Nghị quyết Quốc hội năm 2020 và Luật Giáo dục năm 2019. Hai văn bản này đã điều chỉnh Nghị quyết 88 của Quốc hội về việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Đề nghị này cũng không phù hợp thực tiễn là xã hội hóa sách giáo khoa đã đạt được nhiều kết quả và đang triển khai thuận lợi.

Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng qua giám sát, bà thấy rất cần thực hiện trách nhiệm của Nhà nước xây dựng chương trình sách giáo khoa. Đại biểu khẳng định Nhà nước tham gia biên soạn sách giáo khoa không có nghĩa là không tin tưởng vào xã hội hóa mà để hoàn toàn chủ động trong mọi tình huống.

Tăng trưởng tín dụng chậm, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn

Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các đại biểu lo ngại việc doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, kinh tế trì trệ do bất động sản và tín dụng khó khăn.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - dẫn các số liệu chỉ ra tín dụng tăng chậm trong khi nợ xấu gia tăng. Đến 11.10, tín dụng đạt 6,29% so với 2022, thấp hơn 4,8% so với cùng kỳ 2022. Nợ xấu nội bảng tới cuối tháng 6 là 3,36%, cao hơn mục tiêu dưới 3%.

Chính phủ chưa nêu rõ tăng trưởng tín dụng từng lĩnh vực. Trường hợp tín dụng tập trung lĩnh vực bất động sản sẽ tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu, khi nguồn cung bất động sản dư thừa, thị trường trầm lắng và niềm tin của người dân vào thị trường này sụt giảm.

Đại biểu Trần Chí Cường - Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng - cũng lo ngại khi tăng trưởng tín dụng đến tháng 9.2023 chỉ đạt 5,91% so với cuối năm 2022; nhích lên 6,9% vào cuối tháng 9, rồi lại giảm về 6,29% vào 11.10. Dữ liệu này cho thấy kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ, dù Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành.

Làm rõ trách nhiệm của BHYT khi người dân phải tự bỏ tiền mua thuốc

Đối với lĩnh vực y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM) đã chỉ ra tình trạng cử tri vẫn lo lắng về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

Nữ đại biểu đoàn TPHCM cho rằng vấn đề này đã được đại biểu đưa ra từ các kỳ họp trước song trong báo cáo của Chính phủ còn sơ sài về hướng xử lý. Bên cạnh đó, việc cập nhật danh mục thuốc cho bệnh nhân ở Việt Nam cũng rất chậm so với các nước. Đơn cử, Nhật Bản chỉ mất khoảng 3 tháng, Pháp 15 tháng, Hàn Quốc 18 tháng, nhưng Việt Nam mất trung bình từ 2 đến 4 năm để đưa một loại thuốc mới vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế.

Nữ đại biểu cho rằng như vậy mất quyền lợi của người dân hưởng bảo hiểm y tế và đề nghị làm rõ trách nhiệm của bảo hiểm y tế trong việc chi trả tiền người dân phải tự bỏ ra để mua thuốc.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) đề nghị Chính phủ có cơ chế trả lại kinh phí cho người dân phải tự mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài dù những loại này có trong danh mục được thanh toán bảo hiểm y tế.

Vương Trần - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Lý giải đề xuất tăng tiền lương, giảm giờ làm xuống còn 40 giờ ở khu vực tư

VƯƠNG TRẦN - THÙY LINH |

Tăng tiền lương, giảm giờ làm cho người lao động ở khu vực tư đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người lao động. Bên hành lang Quốc hội, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - về nội dung này.

Quốc hội tiếp tục thảo luận kinh tế - xã hội, cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 1.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung cải cách tiền lương.

Doanh nghiệp bị áp thuế 45 tỉ đồng dù doanh thu chỉ đạt 100 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Theo đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước, Quảng Nam có một doanh nghiệp sân golf có diện tích trên 60 ha, doanh thu 100 tỉ đồng nhưng phải đóng thuế tới 45 tỉ đồng dù đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều băn khoăn với đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2

CAO NGUYÊN |

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế đối với nhà, đất thứ 2 chỉ xem xét sử dụng khi có những hành vi gây ảnh hưởng thiếu tích cực đến thị trường.

Vì sao nguyên Chủ tịch và loạt cán bộ Quảng Xương bị bắt?

Xuân Hùng |

Thanh Hóa - Nguyên Chủ tịch huyện Quảng Xương và 4 thuộc cấp bị bắt liên quan đến việc cấp sổ đỏ trái quy định.

Ô nhiễm tại làng tỉ phú ở Bắc Ninh chưa chuyển biến

Vân Trường |

Dù chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã nỗ lực xử lý nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm tại làng Mẫn Xá chưa chuyển biến.

Minh Dự lập vi bằng khi bị tố thác loạn, chèn ép nghệ sĩ trẻ

ĐÔNG DU |

Minh Dự chính thức lên tiếng về ồn ào anh bị tố mở tiệc thác loạn, chèn ép đồng nghiệp trẻ.

Giao thông tại Vườn Quốc gia Ba Vì sau thông tin sạt lở

KHÁNH AN |

Hà Nội - Chiều ngày 2.10, một số trang truyền thông trên mạng xã hội đã đưa tin “Ba Vì vừa xảy ra sạt lở tại đường lên Đền Thượng - Vườn quốc gia Ba Vì”.

Lý giải đề xuất tăng tiền lương, giảm giờ làm xuống còn 40 giờ ở khu vực tư

VƯƠNG TRẦN - THÙY LINH |

Tăng tiền lương, giảm giờ làm cho người lao động ở khu vực tư đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người lao động. Bên hành lang Quốc hội, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - về nội dung này.

Quốc hội tiếp tục thảo luận kinh tế - xã hội, cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 1.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung cải cách tiền lương.

Doanh nghiệp bị áp thuế 45 tỉ đồng dù doanh thu chỉ đạt 100 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Theo đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước, Quảng Nam có một doanh nghiệp sân golf có diện tích trên 60 ha, doanh thu 100 tỉ đồng nhưng phải đóng thuế tới 45 tỉ đồng dù đang gặp rất nhiều khó khăn.