Bộ Giáo dục Đào tạo biên soạn sách giáo khoa có nguy cơ tạo độc quyền

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường và đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng cần hết sức cân nhắc việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn sách giáo khoa; cần xác định việc hướng tới mục tiêu của giáo dục là gì?

Vừa qua, Đoàn Giám sát của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến yêu cầu cần có một bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) biên soạn.

Bên hành lang Quốc hội ngày 25.10, đại biểu Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách - đã có thông tin với Lao Động về việc biên soạn sách giáo khoa.

Theo ông Cường, việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa hay dùng nhiều bộ sách không phải chỉ tính chuyện có lãng phí hay không mà quan trọng nhất là chúng ta đang hướng tới mục tiêu của giáo dục là gì?

Ông Cường rằng, Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã thông qua là một Nghị quyết hết sức tiên tiến, thể hiện nhận thức tiến bộ trong việc tạo ra một môi trường giáo dục khai phóng, tạo tự do cho người học phải lựa chọn kiến thức và tạo lập kiến thức cho mình. Vì vậy, cần phải có nhiều bộ sách chứ không chỉ một bộ sách.

Người học có quyền lựa chọn các cách thức tiếp cận của mỗi bộ sách và khi đấy sách giáo khoa không được coi như Kinh thánh, phải học thuộc từng từ, từng chữ trong sách. Điều đó, giúp cho người học tự tạo ra cho mình được tri thức, nhận thức và sẽ tự thể hiện được ý chí của mình chứ không “học vẹt”.

Như vậy, việc duy trì nhiều bộ sách giáo khoa và để người học lựa chọn sách giáo khoa là việc rất tiên tiến, tiến bộ cho việc đổi mới tư duy về giáo dục đào tạo.

Vị đại biểu cho rằng, việc cần có một bộ sách do Bộ GDĐT biên soạn thì phải được cân nhắc kỹ. Bởi lẽ, khi cơ quan chủ quản là Bộ GDĐT lại xây dựng lên một bộ sách thì người ta sẽ ngầm hiểu rằng bộ sách đấy là bộ sách được chỉ định.

Và khi đã được chỉ định như thế thì yếu tố tự do về mặt tư tưởng, lựa chọn, tôn trọng sở thích, mong muốn và cách tiếp cận của mỗi một người học gần như không còn nữa. Có nguy cơ trở thành độc quyền sách giáo khoa. Do đó, chúng ta phải hết sức cân nhắc việc này.

Đại biểu đồng ý rằng, những bộ sách giáo khoa hiện tại có thể còn có những yếu tố chưa được hoàn hảo. Nhưng, theo ông Cường đấy không phải là vấn đề quan trọng, bởi sách giáo khoa không phải bắt người học học theo đúng như sách mà quan trọng phải gợi lên nội dung, gợi lên tri thức để người học hiểu và trở thành kiến thức của người học, để người học diễn đạt được thành ý của mình.

Quan trọng nhất phải tìm ra xem quá trình thực hiện chương trình sách giáo khoa này đang hổng ở chỗ nào. Ông Cường cho rằng cái hổng lớn nhất là vấn đề năng lực của đội ngũ giáo viên có đủ năng lực để chuyển tải được tinh thần chúng ta hay chưa?

Bây giờ dạy không cần theo một cuốn sách nào cả, tinh thần của nhiều bộ sách là như thế, người giáo viên đến lớp dạy không phải lệ thuộc vào một quyển sách mà phải dạy theo nội dung.

Ông Cường lấy ví dụ, ngày hôm nay đến lớp có một sự kiện ở xã hội đang rất nóng thì giáo viên phải dùng ngay nội dung đó để đưa ra giảng dạy, nhưng phải truyền tải được về mặt tri thức là gì.

Như vậy, không phải là dạy theo một quyển sách, đừng nên chạy theo chuyện phải sửa bài này giống như trong sách mà phải đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực của giáo viên. Đồng thời, phải tăng cường được nhận thức của xã hội, người học về tư tưởng đổi mới giáo dục.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu. Ảnh: Phạm Đông

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế - cho rằng, việc biên soạn mới một bộ sách giáo khoa như dự kiến, giao cho Bộ GDĐT sẽ gây tốn kém về kinh phí, thời gian, đầu tư chất xám.

Do đó, bà Sửu cho rằng hãy hội tụ chất xám từ những bộ sách đã và đang hiện hành để tích hợp đồng bộ, thể hiện trách nhiệm, chuyên nghiệp trong hình thành sản phẩm một bộ sách giáo khoa.

Theo quan điểm của bà Sửu, với một bậc học, môn học thì chỉ cần một bộ sách để thống nhất.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Biên soạn bộ sách giáo khoa của Bộ GDĐT vừa lãng phí, vừa trở lại độc quyền

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu quan điểm, việc yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Giáo viên ủng hộ trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường

Trà My |

Nhiều giáo viên vui mừng, đưa ra lí do ủng hộ việc trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường như năm đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cân nhắc bỏ nội dung cần thêm một bộ sách giáo khoa của nhà nước

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức cân nhắc việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của nhà nước.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.