Cải cách hành chính Nhà nước giúp tiết kiệm mỗi năm hàng chục nghìn tỉ đồng

Phong Nguyễn |

Sau khi Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 được ban hành, các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới chính quyền địa phương các cấp đã triển khai thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. CCHC Nhà nước giai đoạn qua đã giúp mỗi năm tiết kiệm được hàng chục nghìn tỉ đồng.

Những cánh chim đầu đàn

Hàng năm, Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã đề ra các chương trình, kế hoạch CCHC mang tính toàn diện, đồng bộ và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch CCHC một cách thiết thực, cụ thể, phù hợp với Chương trình tổng thể và thực tiễn của các bộ, tỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quán triệt các bộ, ngành, địa phương xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay, các bộ, ngành đã có khoảng 461 mô hình, sáng kiến cải cách hành chính; các tỉnh có khoảng 6.124 mô hình, sáng kiến CCHC, trung bình mỗi năm, mỗi tỉnh có hơn 16 mô hình, sáng kiến. Một số mô hình tốt, như: Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện xây dựng và ban hành Chỉ số KPIs lĩnh vực quản lý và Chỉ số KPIs đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức thuộc Bộ; Bộ Y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối các nhà thuốc tới Bộ Y tế, thông qua đó có thể quản lý chặt chẽ về chất lượng thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; Bộ Công Thương xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm trực tuyến quản lý thông tin khoa học công nghệ...

Tổng cục Thuế là một trong những đơn vị được Chính phủ đánh giá cao trong công tác CCHC tạo cơ sở giảm thiểu chi phí hành chính. Cụ thể, đối với nhóm TTHC liên quan đến giao dịch hàng hóa qua biên giới, báo cáo của APCI 2020 công bố mới đây (ngày 17.3) đã ghi nhận nỗ lực của cơ quan hải quan trong thực hiện cải cách, hiện đại hóa, cải cách TTHC để giảm thời gian, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho DN, đặc biệt là các kết quả từ ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện thủ tục hải quan.

Nhóm TTHC thuế năm 2020 vẫn tiếp tục là nhóm TTHC dẫn đầu với điểm số tăng 5,5 điểm và mức phí tuân thủ thấp. Khảo sát APCI 2020 ghi nhận sự thay đổi tích cực về quá trình làm việc với đoàn kiểm tra của cơ quan thuế xuống làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp trong thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp (thuộc về bước họp thẩm định/kiểm tra thực địa). Theo đó, tỉ lệ DN phải làm việc với đoàn kiểm tra của cơ quan thuế xuống làm việc trực tiếp tại DN, chi phí thời gian và chi phí trực tiếp dành cho việc tiếp đón đều giảm đáng kể.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ NNPTNT đã rà soát, cắt giảm tổng số 124 thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, DN; công bố công khai toàn bộ TTHC đúng quy định. Ước tính tổng số chi phí tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính là khoảng 5.292.064 ngày công/năm, tương đương 1.169 tỉ đồng/năm.

Bộ NNPTNT đã xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ; xây dựng, cung cấp 27 dịch vụ công mức độ 3,4; tích hợp, kết nối thí điểm thành công với Cổng dịch vụ công quốc gia; xây dựng, triển khai kết nối đối với 24 thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia, mang lại nhiều tác động tích cực đối với DN, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí, tạo thuận lợi cho các DN.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), năm 2020, Bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa, nâng cao chất lượng của 115 TTHC trên cơ sở ban hành và trình ban hành 8 VBQPPL, rà soát 5 TTHC tại Thông tư số 09/2020/TT-BKHĐT ngày 27.11.2020 quy định chi tiết việc lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP. Đặc biệt, Bộ đã đơn giản hóa 40 TTHC tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17.6.2020, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17.6.2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 ngày 18.6.2020…

Vẫn nhiều tồn tại, hạn chế

Theo đánh giá của Văn phòng Chính phủ, cải cách TTHC vẫn chưa thực sự là động lực mạnh mẽ cho cải thiện môi trường kinh doanh. Điều kiện kinh doanh chậm được cắt giảm, có những TTHC được cắt giảm nhưng lại phát sinh những TTHC mới ở các nội dung khác. Cắt giảm TTHC ở những lĩnh vực mà người dân, doanh nghiệp ít cần được giải quyết. Tính liên thông trong cải cách TTHC chưa cao. Chưa triển khai đầy đủ, thống nhất việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về chất lượng giải quyết TTHC. Tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch...

Bên cạnh đó, một số chủ trương, chính sách về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được triển khai không đồng bộ, chưa được đặt trong tổng thể CCHC nên hiệu quả thấp. Việc ban hành văn bản thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức bộ máy Chính phủ, chính quyền địa phương còn chậm và chưa đầy đủ. Đồng thời, còn chậm ban hành nghị định quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ; chậm sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp liên quan đến thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã cũng là một trong những nguyên nhân khó khăn cho việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước…

Quá trình thực hiện CCHC thời gian qua, gắn với triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước ta.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 tăng 5,89%, đến năm2015 tăng 6,68% và GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, với tốc độ tăng 7,02%.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Cải cách hành chính nhà nước đẩy GDP tăng trưởng đều hàng năm

Vũ Long |

Cải cách hành chính Nhà nước trong 5 năm qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao các chỉ số của Việt Nam.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm cải cách hành chính nhà nước

THEO TTXVN |

Chiều 18.3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Tăng tốc cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Cao Nguyên |

Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của COVID-19, Bộ Tài chính, ngành hải quan đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm phục vụ mục tiêu kép: Phòng chống COVID-19 và tạo thuận lợi thương mại.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.