Chủ tịch Hà Nội: Dự án chậm do hăng say chiến thắng, không cân nhắc kỹ thành ra thất hứa

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Với các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng trong khi "hăng say chiến thắng", Ủy ban đăng ký mốc thời gian thể hiện "niềm tin tất thắng" trước đồng bào Thủ đô rồi hứa nhưng không cân nhắc kỹ. Trong đó, nhiều việc nằm ngoài tầm kiểm soát, thành ra thất hứa với dân.

Tại kỳ họp HĐND Hà Nội chiều 9.12, Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tham gia trả lời chất vấn các vấn đề đại biểu quan tâm.

Đại biểu Phạm Đình Đoàn (tổ Mê Linh) chất vấn: Tại các phiên giải trình của Thường trực HĐND, phiên chất vấn kỳ 3, kỳ 7, lãnh đạo UBND thành phố đã đưa ra nhiều mốc tiến độ với các dự án chậm. Theo báo cáo, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhưng vẫn chậm. Đề nghị chủ tịch có giải pháp để kiểm soát thực hiện các nội dung mà thành phố đã cam kết với cử tri, nhân dân?

Trả lời câu hỏi, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các vấn đề cơ bản đã được các Ủy viên Ủy ban thành phố trả lời, có con số ngày tháng, lời hứa cụ thể.

Về câu hỏi của đại biểu Phạm Đình Đoàn, vừa rồi Ủy ban có báo cáo liên quan hoạt động chất vấn, tái chất vấn các vấn đề còn chậm.

“Phải nói là có chuyển biến tích cực, có sự giám sát của các cơ quan hội đồng, của nhân dân… Có chuyển biến rất tích cực về thái độ, tinh thần... Có nhiều việc đã hoàn thành theo kế hoạch, nhưng cũng có những việc chưa đạt, không đạt do nhiều nguyên nhân" - ông Thanh nói.

Ông Thanh cũng lấy dẫn chứng trong khi "hăng say chiến thắng", Ủy ban đăng ký mốc thời gian thể hiện "niềm tin tất thắng" trước đồng bào Thủ đô rồi hứa nhưng không cân nhắc kỹ. Trong đó, nhiều việc nằm ngoài tầm kiểm soát, thành ra thất hứa với dân.

Để giám sát việc này, ông Thanh nêu rõ, năm 2023 triển khai đồng loạt phần mềm mới, thậm chí nếu phần mềm chưa chạy được thì phải làm bằng tay để nhắc việc. "Đừng để có công văn mà quên không làm" - ông Thanh nói và cho rằng đây là giải pháp trọng tâm nâng cao kỷ cương kỷ luật thực hiện lời hứa.

Chủ tịch Hà Nội cũng mong muốn nhân dân cử tri Thủ đô cùng các đại biểu, phải chia sẻ với thành phố vì thời gian, nguồn nhân lực rất hạn chế so với khối lượng công việc.

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Xuân Hải
Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Xuân Hải

Người đứng đầu UBND thành phố nêu rõ, Hà Nội có 10 triệu dân phải quản lý từ khi khai sinh cho đến khai tử mà số lượng cán bộ công chức của Hà Nội không nhiều hơn các địa phương khác. "Khối lượng công việc cực kỳ nhiều, nhiều lúc không hiểu sao anh em vẫn thực hiện được. Anh em làm kiểu gì mà không có đơn thư khiếu nại?" - ông Thanh nói.

Ví dụ, Phòng quản lý dự án sau đầu tư có 5 người, làm sao quản được hơn 1.000 dự án? Không chậm mới lạ, không sai mới lạ, nên phải tổ chức phân cấp phân quyền.

Mỗi dự án là một thân phận, trông thì "trắng trẻo" như nhau nhưng lại khác nhau. Nhìn dự án ở diện phải thu hồi nhưng thực tế lại chưa chắc. Ông Thanh mong muốn cử tri chia sẻ với hệ thống chính trị nói chung, trong đó có UBND thành phố và UBND các cấp.

"Nhưng với trách nhiệm với nhân dân ta phải làm tốt hơn, không thể thoái thác. Chúng ta phải tổ chức lại công việc tốt hơn, áp dụng công nghệ trong thủ tục hành chính" - ông Thanh nhấn mạnh.

Nói về quan điểm xã hội hoá, Chủ tịch Hà Nội cho hay, Nhà nước chỉ làm việc gì mà tư nhân không làm, Nhà nước phải làm (ví dụ quốc phòng, an ninh), còn lại để cho xã hội làm. Quan điểm là cái gì tư nhân, xã hội làm được thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác làm. Còn không làm được thì đầu tư công nhưng nguồn lực có hạn.

Về dự án nước thải, dự án xử lý rác, ông Thanh cho biết đã trình HĐND rồi nhưng đúng ngày Luật Môi trường mới nhất thông qua, có thay đổi nên tắc. Hiện ngân sách phải bù khá lớn.

"Cần tính ổn định để nhà đầu tư yên tâm. Không ai đủ tin tưởng bỏ ra hàng trăm tỉ đồng đầu tư nhưng 3 năm sau lại thay đổi luật. Người ta cũng phải đi vay tiền. Phải có chính sách để tạo niềm tin cho nhà đầu tư" - ông Thanh thông tin. 

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thu hồi 7 địa điểm nhà chuyên dùng có vướng mắc, vi phạm nổi cộm

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn, các đơn vị chức năng đã thống nhất phương án xử lý thu hồi đối với 7 địa điểm nhà chuyên dùng có vướng mắc, vi phạm nổi cộm tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình.

Hà Nội: Xây cao ốc trên đất vàng, thiết kế cao chưa chắc là điểm nhấn

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Với dự án "đất vàng" trụ sở văn phòng tại số 31, 33, 35 Lý Thường Kiệt, Giám đốc Sở QHKT Hà Nội cho biết, 8 tầng là chỉ tiêu chung, thiết kế đô thị cao chưa chắc đã là điểm nhấn nên có thể hạ xuống.

Thông xe Vành đai 2, Ngã Tư Sở sẽ ùn tắc do phương tiện trên cao dồn xuống

PHẠM ĐÔNG |

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường, khi thông xe Vành đai 2, Ngã Tư Sở sẽ ùn tắc do phương tiện đi trên cao dồn xuống nhiều hơn.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.