Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh

Huyên Nguyễn |

TS Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – cho rằng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây gọi là chương trình) được thông qua với yêu cầu học bán trú (2 buổi/ngày), sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh.

Thời lượng số môn chưa hợp lí

Theo TS Vũ Thu Hương, chương trình vừa được thông qua đã có nhiều điểm mới, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, giáo viên và phụ huynh. Số lượng tiết học đã giảm bớt trong chương trình tiểu học. Các môn học đã có tên gọi hợp lý và rõ nghĩa hơn, giúp các tác giả sách giáo khoa (SGK) và giáo viên dễ hình dung được nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, chương trình lần này vẫn còn một số điểm cần bàn đến.

Nhấn mạnh về sức ép học tập, vị chuyên gia giáo dục này cho rằng về yêu cầu học bán trú (2 buổi/ngày) của cấp tiểu học với thời lượng 7 tiết/ngày sẽ khiến áp lực học tập của học sinh (HS) vẫn chưa giảm bớt. Thời gian các cháu dành cho giao tiếp và ứng xử xã hội vẫn bị hạn chế. Chính vì vậy, sức ép học tập vẫn sẽ đè nặng lên học sinh.

Bên cạnh đó, mục đích của chương trình là hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Nhưng thời lượng cho môn học đạo đức cấp tiểu học, giáo dục công dân cấp THCS, giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT chỉ có 35 tiết/năm, nghĩa là một tiết/tuần. Với thời lượng như vậy, giáo viên sẽ không thể có đủ thời gian hoàn thành những mục tiêu đặt ra ở trên.

Đặc biệt, để hình thành một thói quen, HS cần lặp lại hành động đó liên tục 30-40 ngày. Với thời lượng 1 tiết/tuần, chắc chắn các thói quen tốt sẽ không thể hình thành được, nhất là trong bối cảnh nhiều lớp học ở thành phố có sĩ số HS 50-60 cháu/lớp.

Chuyên gia Thu Hương cũng cho rằng số tiết bộ môn tiếng Việt còn quá cao (420 tiết cho lớp 1), chiếm tới non nửa tổng thời lượng chương trình. Điều này có thật sự hợp lý?

Cần thêm các hoạt động thể chất, trải nghiệm

Gắn bó nhiều năm với công tác giáo dục trẻ em, bà Vũ Thu Hương cho hay trẻ học bán trú, nghĩa là thời gian ngồi yên kéo dài 8-10 tiếng/ngày. Tuy nhiên, thời lượng môn giáo dục thể chất lại chỉ có 70 tiết/năm. Như vậy, cả tuần trẻ chỉ có 2 tiết được học thể chất. Điều này rất không phù hợp với yêu cầu vận động của trẻ, tích tụ nhiều ức chế khiến trẻ dễ lười vận động, béo phì.

Ngoài ra, trong chương trình ghi rõ: Giáo dục thể chất được thực hiện ở nhiều môn học như giáo dục thể chất, đạo đức, tự nhiên và xã hội, khoa học, khoa học tự nhiên, sinh học, trong đó môn học cốt lõi là giáo dục thể chất. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các môn đạo đức, tự nhiên và xã hội, khoa học, khoa học tự nhiên, sinh học… đã quá nặng nề. Liệu giáo viên có còn đủ thời lượng cho các hoạt động thể chất diễn ra trong các giờ học này?

Trong chương trình, hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được quy định: Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với các hình thức tổ chức chủ yếu: Thực hành nhiệm vụ ở nhà, sinh hoạt tập thể (sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; sinh hoạt Sao nhi đồng, đội TNTP, đoàn thanh niên…), dự án, làm việc nhóm, trò chơi, giao lưu, diễn đàn, hội thảo, tổ chức sự kiện, câu lạc bộ, cắm trại, tham quan, khảo sát thực địa, thực hành lao động, hoạt động thiện nguyện…

Tuy nhiên, theo chương trình cũ, các sinh hoạt tập thể như sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; sinh hoạt Sao nhi đồng, đoàn, đội… đã được xếp vào hoạt động giáo dục của trường. Như vậy, các hoạt động đã có từ trước này có thể sẽ chiếm thời lượng lớn trong hoạt động trải nghiệm của chương trình mới. Vì thế, theo TS Vũ Thu Hương cần tách các hoạt động giáo dục đã có từ trước ra khỏi quy mô của hoạt động trải nghiệm. Từ đó nội dung của các hoạt động này sẽ rõ ràng, phong phú và thực hiện theo mục tiêu đặt ra tốt hơn.

Về bộ môn âm nhạc, TS Vũ Thu Hương cũng cho rằng không nhất thiết nội dung phải nặng nề như đang học chuyên nghiệp. Điều quan trọng nhất là người học biết thưởng thức âm nhạc, biết lựa chọn gu thẩm âm. Mục tiêu và các nội dung bộ môn này cần được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của đại đa số HS trên cả nước, TS Hương cho hay.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Vẫn là vòng luẩn quẩn?

Huyên Nguyễn |

Tránh tình trạng luẩn quẩn và lưu tâm những bài học thất bại trước là những ý kiến đóng góp của thạc sĩ Trần Trung Hiếu – giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An – về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT).

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Giảm tiết nhưng có giảm tải?

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ GDĐT vừa chính thức công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT), thời lượng học ở cả ba bậc học đều giảm so với dự thảo trước đó. Dư luận tiếp tục băn khoăn liệu rằng, thực chất chương trình có được giảm tải?

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam vs U20 Guam

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Guam tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (25.9).

Bất cập quản lý tiền công đức tại 2 ngôi đền ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Hiện nay, việc quản lý thu chi tiền công đức, dầu nhang tại đền Dâu và đền Quán Cháo (Ninh Bình) còn thiếu minh bạch.

Đường sắt tốc độ cao 350 km/h phải thẳng nhất có thể

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 25.9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì làm việc về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Vẫn là vòng luẩn quẩn?

Huyên Nguyễn |

Tránh tình trạng luẩn quẩn và lưu tâm những bài học thất bại trước là những ý kiến đóng góp của thạc sĩ Trần Trung Hiếu – giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An – về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT).

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Giảm tiết nhưng có giảm tải?

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ GDĐT vừa chính thức công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT), thời lượng học ở cả ba bậc học đều giảm so với dự thảo trước đó. Dư luận tiếp tục băn khoăn liệu rằng, thực chất chương trình có được giảm tải?