Tin tưởng vào thành công của cuộc bầu cử
Chỉ còn ít ngày nữa (23.5 - Chủ nhật), cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra. Cử tri tại Hà Nội đang mong chờ để thực hiện quyền làm chủ của mình, gửi gắm niềm tin và kỳ vọng trong nhiệm kỳ tới, những đại biểu do mình lựa chọn sẽ đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân.
Mỗi người đều mong muốn các ứng cử viên sẽ có sự liên hệ chặt chẽ, lắng nghe ý kiến của cử tri theo nhiều hình thức, dành nhiều thời gian đi thực tế để nắm bắt thực tiễn... từ đó phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Tại quận Cầu Giấy Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận đã phê chuẩn 89 khu vực bỏ phiếu thuộc 8 phường. Đến ngày 10.4, 8 phường của quận đã hoàn thành việc niêm yết danh sách cử tri gồm 161.922 cử tri.
Ông Nguyễn Hoàng Đức - Bí thư Đoàn phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy) cho biết, tại phường Nghĩa Tân đợt này có 8 khu vực bỏ phiếu với hơn 13.000 cử tri. Bản thân ông và những cử tri khác rất mong đợi vào cuộc bầu cử diễn ra thành công. Với không khí dân chủ, đổi mới, cử tri sẽ chọn được đại biểu ưu tú nhất, bầu vào cơ quan dân cử, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Trong đó, cử tri sẽ có sự đánh giá khác nhau đối với từng ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử và ứng cử viên đã từng là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Với những ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử, cử tri sẽ nghiên cứu, tìm hiểu lý lịch về trình độ chính trị, trình độ chuyên môn.
Bên cạnh đó, cử tri sẽ dựa vào chương trình hành động, những lời hứa tại hội nghị tiếp xúc cử tri. Với người từng là đại biểu dân cử, cử tri sẽ so sánh hoạt động của đại biểu trong nhiệm kỳ vừa qua, nếu tái cử sẽ tiếp tục phát huy vai trò đại diện của người dân tiếp tục phản ánh những vấn đề đang tồn tại ở địa phương.
Theo ông Đức, điều mà cử tri quan tâm nhất với các ứng viên vẫn là chất lượng của các ứng viên. Trong đó, chất lượng của những người được tham gia vào cơ quan quyền lực đứng đầu đất nước cần đảm bảo nâng cao chất lượng. Cần có những đại biểu có kiến thức sâu về chuyên môn, từng lĩnh vực, từng quyết sách. Vấn đề chất lượng sẽ ảnh hưởng đến những quyết sách, vấn đề phản biện xã hội, chất lượng của công tác giám sát và công tác lập pháp sẽ được triệt để nhất theo đúng quy định pháp luật.
Đại biểu phải bám sát thực tiễn, hợp lòng dân
Còn bà Trần Thị Được - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 4 (phường Nghĩa Tân) cho biết, bà rất vui khi thấy có nhiều người trẻ tuổi, trình độ học vấn cao tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp. Do đó, bà kỳ vọng các ứng cử viên khi được lựa chọn sẽ có nhiều ý kiến đóng góp vào những quyết sách trong tất cả các lĩnh vực, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Tuy nhiên thực tiễn vẫn có rất nhiều vấn đề đang khiến cử tri, nhân dân bức xúc, đòi hỏi các vị đại biểu phải tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, chủ trương để làm sao bám sát thực tiễn, hợp lòng dân.
Theo bà Được, để xứng đáng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đại biểu dân cử thì cần giữ mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với cử tri và nhân dân để kịp thời lắng nghe chính xác, đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri để phản ánh tới cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Trước khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thì đại biểu cần nghe nhiều, hiểu vấn đề, lắng nghe, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, của nhân dân để hiểu biết sâu sắc về vấn đề từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
“Tôi cũng mong rằng các đại biểu, Quốc hội khoá tới sẽ quan tâm nhiều đến vấn đề xoay quanh các chính sách chăm lo dành cho người lao động, mong các ứng cử viên sau khi đắc cử sẽ quan tâm, đưa vấn đề này đến Quốc hội” - bà Được chia sẻ và mong muốn sau khi trúng cử, các đại biểu Quốc hội sẽ thực hiện tốt...