Đại biểu Quốc hội đề xuất luật hóa chủ trương bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Nhóm PV |

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, muốn có đột phá phải có Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm. Như vậy, chủ trương bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, bảo vệ lợi ích chung mới đi vào cuộc sống.

Đề nghị Luật hoá chủ trương bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

Sáng 24.5, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 3 Quốc hội khoá XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám vì lợi ích chung.

Theo đại biểu Cảnh, Đại hội XIII của Đảng đã đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 Việt Nam là nước công nghiệp; chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030, yêu cầu tăng trưởng GDP bình quân đạt 7%/năm.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm chậm tốc độ phát triển, ông Cảnh cho rằng, để hoàn thành được các mục tiêu đề ra cần phải có những đột phá. Trước hết, theo ông Cảnh, cần phải có đột phá về chính sách, công tác điều hành.

Đặc biệt, theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, để phát triển, một số trường hợp "cần phải vượt qua chính sách pháp luật hiện hành" để đạt được kết quả cao hơn vì lợi ích chung.

“Muốn có đột phá thì chúng ta cần có Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm. Luật này có thể xung đột với nhiều luật khác như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường... nhưng sẽ có giá trị pháp lý cao hơn. Có thế thì chủ trương bảo vệ những người dám nghĩ dám làm, bảo vệ lợi ích chung mới sớm đi vào cuộc sống”.

Hiến kế về nội dung của luật, ông Cảnh cho rằng, Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm sẽ có hai phần. Phần một là phần cá nhân, tổ chức quyết định những công việc chưa được pháp luật quy định. Hai là phần cá nhân, tổ chức quyết định những công việc trái với pháp luật hiện hành quy định.

Trong mỗi trường hợp sẽ quy định cụ thể việc xin ý kiến tập thể, Mặt trận, lãnh đạo, cấp trên. Trên cơ sở đó sẽ cân nhắc vì lợi ích chung, như với quyết định này sẽ giúp tăng trưởng địa phương là bao nhiêu %, ngân sách tăng bao nhiêu %, đẩy nhanh tốc độ xây dựng hạ tầng bao nhiêu... Những con số này sẽ được tính toán khoa học.

“Quyết định này sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức đưa ra quyết định đột phá, dám nghĩ, dám làm mang lại lợi ích sẽ được tuyên dương, khen thưởng để lan tỏa trong xã hội”, ông Cảnh nói.

"Luật rừng" là có hại nhưng "rừng luật" kém hiệu quả có hại nhiều hơn

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An) nhìn nhận, những bất cập, tồn tại nhiều năm trong công tác xây dựng pháp luật như việc xây dựng văn bản chưa bảo đảm chất lượng, chưa đầy đủ theo quy định; chương trình phải điều chỉnh nhiều lần...

Từ đó, đại biểu đề nghị cần tăng cường tính dự báo, sự chủ động của các cơ quan đề xuất các dự án luật; hạn chế xây dựng chính sách, cơ chế quy định bằng các Nghị quyết thí điểm.

Thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị nguyên tắc xuyên suốt công tác lập pháp của Quốc hội. Đó là: khi chấp thuận đưa bất kỳ một sáng kiến lập pháp, làm mới, sửa đổi, bổ sung một đạo luật, trước khi đưa vào chương trình lập pháp của Quốc hội, đề nghị Quốc hội phải buộc tổ chức, cơ quan đề xuất phải có bản đối chiếu, phân tích và đánh giá hai cực “phí tổn và lợi ích” của dự án luật đó.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh)
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh)
Đại biểu Nghĩa cũng cho rằng, cùng với đánh giá phí tổn là so sánh, phân tích và đánh giá các lợi ích: lợi ích cho đất nước, cho nền kinh tế, cho quản lý nhà nước và cho người dân; lợi ích ngắn, trung và dài hạn; lợi ích chuyên ngành và lợi ích tổng thể; lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng; tác động đến lợi ích trong nước và quốc tế.

Quốc hội cần yêu cầu tổ chức, cơ quan trình sáng kiến lập pháp hay trình dự án luật phải cung cấp các thông tin được lượng hóa, tiêu chí hóa, mô hình hóa, có phân tích, tổng hợp, đánh giá nhiều chiều một cách khách quan, khoa học. Từ đó UBTVQH và Quốc hội quyết định có đưa dự án luật đó vào chương trình xây dựng luật hay có thông qua dự thảo luật hay không. Các cơ quan của Quốc hội cũng cần mời các chuyên gia phản biện chuyên môn, chuyên sâu, nhất là về so sánh phí tổn - lợi ích như nêu trên.

Đại biểu Nghĩa cho biết đề nghị như vậy vì các sáng kiến lập pháp hay dự án luật, trong phần đánh giá tác động, thông tin về phí tổn thường bị xem nhẹ, không đánh giá hết, hoặc đánh giá rất chung chung, chủ yếu nói đến cái lợi, mà cũng chỉ nói một chiều, rất khó để các đại biểu, nhất là các đại biểu không chuyên ngành, có thông đủ thông tin để đánh giá hay phản biện.

"Luật rừng là có hại, nhưng một rừng luật với hiệu quả, chất lượng kém, chồng chéo, xung đột gây ách tắc thì thiệt hại còn nhiều hơn" - Đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Luật hoá việc khen thưởng xứng đáng cán bộ sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

Phạm Đông |

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho rằng, trong bối cảnh một số cán bộ đảng viên đang có dấu hiệu “chùng xuống”, không dám làm gì, cần khen thưởng xứng đáng cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

THEO TTXVN |

Sáng 13.1, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, trực tuyến tại 65 điểm cầu trên cả nước.

TPHCM: Không có thu nhập, lao động tự do không dám nghĩ về Tết

Thanh Vũ - Ngọc Lê |

Trải qua quãng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cộng thêm việc Tết Nhâm Dần đang cận kề, nhiều lao động tự do tại TPHCM đang tranh thủ kiếm thêm thu nhập từng ngày.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.