Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu đề xuất 3 nguyên tắc, 3 tầng chống dịch

VƯƠNG TRẦN |

Trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nêu đề xuất 3 nguyên tắc chung để cả nước chống dịch COVID-19: Chống lây lan tối đa, giảm tỷ lệ tử vong tối đa, bảo đảm phát triển kinh tế.

Chiều nay (25.7), trong phiên thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đã nhắc tới công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) nêu ý kiến rằng, không thể lấy ca nhiễm của một tỉnh được coi là tiêu chí thành công.

"Vì với chủng delta, chúng ta không thể biết được. Có khi buổi sáng thức dậy là tỉnh mình đã bùng phát. Do đó tiêu chí để chống dịch tốt chính là chúng ta có kịch bản đầy đủ cho việc tránh bùng phát dịch" - đại biểu đoàn Bình Định nêu.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh rất cần thiết có nguyên tắc chung của cả nước để chống dịch.

3 nguyên tắc đó là: Chống lây lan tối đa, giảm tỷ lệ tử vong tối đa (ít nhất là thấp hơn hoặc tương đương với các nước xung quanh), bảo đảm phát triển kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề nghị cần chia hệ thống chống dịch thành 3 tầng như Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể.

Tầng thứ nhất đã làm từ đầu mùa dịch là các bệnh viện dã chiến, chăm sóc người nhiễm F0. Vì họ không có triệu chứng nên nhiệm vụ của chúng ta là không bỏ sót các triệu chứng sớm khiến họ trở thành bệnh nhân thực sự.

Chính vì vậy, cách ly tập trung trong bệnh viện dã chiến cần thực hiện nghiêm túc quy trình theo dõi chặt chẽ điều kiện sinh hoạt bảo đảm. Ở những vùng bị dịch bùng phát, có thể triển khai cách ly F0 tại nhà.

Những người nhiễm không triệu chứng, đủ điều kiện cách ly tại nhà được thực hiện gói chăm sóc như nhân viên y tế: điện thoại 2 ngày/lần, sử dụng app, tủ thuốc điều trị tại nhà...; được cung cấp đánh số và sử dụng theo hướng dẫn của các nhà chuyên môn. Cuối cùng khi bệnh trở nặng, cũng cần có xe đón để đưa bệnh nhân tới nhập viện.

Tầng 2 - đã triển khai rộng rãi từ nhiều năm nay - là các bệnh viện, trung tâm y tế, tuyến huyện điều trị các bệnh nhân mức độ vừa, chưa cần thở máy hay can thiệp lọc máu. Tuyến này cần đào tạo nhân viên y tế, nắm chắc khuyến cáo của Bộ Y tế, đánh giá mức độ chính xác để không chuyển tuyến quá sớm hoặc quá muộn. Ngoài trang bị kiến thức phải khẩn trương các trang thiết bị, thuốc men… Nguồn lực có thể từ ngân sách địa phương và các nhà hảo tâm.

Tầng 3 là tầng quan trọng nhất mà chúng ta lại yếu nhất. Đây là các trung tâm y tế nặng, nguy kịch, cần khẩn trương hoàn thành các trung tâm này, chỉ nhận và điều trị các bệnh nhân cần thở máy, lọc máu...

Nguồn lực của Trung ương và địa phương cần tập trung vào đây sao cho số giường ICU (giường hồi sức cấp cứu - PV) không thấp hơn 5% tổng số ca nhiễm ước tính.

Phát biểu trước đó, Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) đánh giá, tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm tăng nhanh ở một số tỉnh.

Đại biểu thống nhất cao việc Quốc hội kịp thời đưa vào nội dung ở nghị quyết của kỳ họp về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới.

Đại biểu Đỗ Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh thảo luận tại nghị trường. Ảnh QH
Đại biểu Đỗ Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh thảo luận tại nghị trường. Ảnh QH

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ thị 15 và 16 trong thời gian vừa qua để có sự nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện, để có thể ban hành chính sách chỉ thị mới để nhằm phòng chống dịch bệnh, đáp ứng với yêu cầu khi có những biến chủng mới và phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.

Đại biểu Lan đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn; tăng cường nguồn cung cấp vaccine đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho người dân; giảm thiểu số ca nhiễm và tử vong.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội ủng hộ 500 triệu đồng vào Quỹ phòng, chống COVID-19

ÁI VÂN |

Các đại biểu Quốc hội đã quyên góp số tiền 500 triệu đồng ủng hộ vào Quỹ phòng, chống COVID-19.

Quốc hội chốt 2 chuyên đề giám sát tối cao năm 2022

VƯƠNG TRẦN |

Quốc hội đã quyết định 2 chuyên đề để giám sát tối cao đó là liên quan tới thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chuyên đề về công tác quy hoạch.

Cần giải pháp lâu dài khi COVID-19 có thể không bao giờ biến mất

Nguyễn Hà |

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình, đề nghị, ngoài các biện pháp chống dịch COVID-19 hiện nay thì cần thêm những giải pháp, kịch bản lâu dài.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.