Đề xuất phương án chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội chỉ được rút tối đa 50%

PHẠM ĐÔNG |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất phương án sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Tiếp tục trình 2 phương án về bảo hiểm xã hội một lần

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã ký tờ trình số 528/TTr-CP gửi Quốc hội về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trong tờ trình, Chính phủ tiếp tục trình 2 phương án liên quan bảo hiểm xã hội một lần.

Với phương án 1, quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần với hai nhóm người lao động khác nhau.

Nhóm 1: Người lao động đã tham gia trước khi luật sửa đổi có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm, có nhu cầu được nhận một lần.

Nhóm 2: Người lao động bắt đầu tham gia từ khi luật sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến 1-7-2025) không được nhận một lần.

Chỉ giải quyết hưởng một lần trong các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng...

Về ưu điểm, Chính phủ cho rằng phương án này dần dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng một lần.

Theo dữ liệu, trong những năm đầu, số người hưởng không giảm nhiều, nhưng càng những năm sau giảm càng nhiều, từ năm thứ 5 trở đi sẽ giảm nhanh...

Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia so với phương án 2, nhưng trong dài hạn tối ưu hơn.

Bên cạnh đó, do quy định không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn.

Tuy nhiên, theo Chính phủ, vẫn có nhược điểm là do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia từ ngày luật có hiệu lực nên hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia vẫn có quyền chọn hưởng một lần.

Do vậy, số người hưởng một lần không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đầu sau khi luật mới có hiệu lực. Đồng thời tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi luật này có hiệu lực trong việc hưởng một lần.

Chỉ được rút tối đa không quá 50%

Với phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Thời gian đóng còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ.

Chính phủ cho rằng, với phương án này, ưu điểm đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết 28, hài hòa quyền lợi trước mắt của người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài.

Mặc dù số người hưởng một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành, nhưng khi người lao động hưởng cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia).

Người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội với quyền lợi hưởng cao hơn, có nhiều cơ hội hơn để đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu...

Theo Chính phủ, đây là phương án vừa đáp ứng được nhu cầu nhận một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống, quyền lợi trong dài hạn.

Tuy nhiên, nhược điểm chưa giải quyết triệt để việc rút một lần theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.

Người lao động đã giải quyết một phần thời gian đóng, chỉ còn bảo lưu lại được một phần thời gian đóng nên sẽ ảnh hưởng tới việc thụ hưởng các chế độ (thời gian đóng ngắn) khi tiếp tục tham gia.

Người lao động không được giải quyết hưởng một lần trên toàn bộ thời gian đóng nên có cảm giác bị giảm quyền lợi trước mắt.

Đồng thời, có thể xuất hiện tình trạng gia tăng người lao động đề nghị hưởng một lần trước khi luật có hiệu lực thi hành. Bên cạnh đó, theo phương án này, tình trạng hưởng một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai.

Đây là vấn đề lớn, hết sức nhạy cảm, phức tạp, do đó Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với 2 phương án nêu trên.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn viên công đoàn, người lao động Hà Nội đề nghị trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hoặc các văn bản dưới luật cần quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết các yếu tố cấu thành tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Nghiên cứu tích hợp sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID để không chồng chéo

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công an được giao chủ trì, làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí.

Rút ngắn thời gian đóng để hạn chế người dân rời bỏ hệ thống Bảo hiểm Xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong giai đoạn từ 2016-2022, ước tính có khoảng 3,5 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và rời bỏ hoàn toàn hệ thống BHXH, chiếm tỉ lệ hơn 70% số lượt người hưởng BHXH một lần.

Xuất hiện thư nặc danh dọa đặt bom sân bay Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa – Công an xác định có một thư điện tử nặc danh với nội dung đe dọa đặt bom gửi đến sân bay Cam Ranh.

Chờ hướng xử lý loạt công trình sai phép ở Bắc Ninh

Vân Trường |

Bắc Ninh - Trạm trộn bê tông, trại lợn xây dựng trên đất nông nghiệp dưới chân cầu Bình Than (Gia Bình) chưa được cấp phép nhưng đã hoạt động nhiều năm qua.

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Bão áp sát, một trường ở Quảng Bình vẫn thi sát hạch lái xe

CÔNG SÁNG |

Mặc dù bão số 4 đã áp sát đất liền, nhưng Trường Trung cấp nghề Bình Minh Quảng Bình vẫn tổ chức thi sát hạch lái xe cho các học viên.

Sạt lở khiến một ngôi trường đang xây có nguy cơ đổ sập

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một ngôi trường đang xây dựng thì bị đất đá sạt lở, hậu quả khiến công trình xô nghiêng, nứt và có nguy cơ đổ sập.