Làm dự án đô thị Cần Giờ đã tính đến mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái.

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Ngày 9.11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TPHCM) về dự án khu đô thị Cần Giờ được dư luận quan tâm thời gian qua.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: "Tôi biết TPHCM coi Cần Giờ là địa bàn hết sức đặc biệt. Cần Giờ có thể coi là điểm tựa, lá phổi của TPHCM. Cần Giờ thể hiện việc con người đã phục hồi thiên nhiên.

Trong 31.000ha rừng dự trữ sinh quyển Cần Giờ thì đến 20.000ha do công sức lao động của những thanh niên xung phong TPHCM phục hồi lại từ 11.000ha sau chiến tranh.

Tôi hiểu sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Chính vì vậy TP đã đặt vấn đề phát triển đô thị Cần Giờ. Bởi vì cho đến nay, so với nhiều quận, huyện thì mức sống, điều kiện của người dân Cần Giờ chưa cải thiện".

Do đó, TP đã đặt vấn đề về phát triển đô thị Cần Giờ phải đảm bảo mục tiêu là giữ được là lá phổi, giữ được hệ sinh thái, sinh quyển Cần Giờ đã được UNESCO công nhận.

Cũng theo Bộ trưởng, khi xem xét lại dự án này (dự án thực chất đã được phê duyệt từ năm 2003 với diện tích lấn biển khoảng 600ha, hiện nâng lên 2.800ha), Chính phủ, Thủ tướng và Thành ủy, UBND TPHCM đã thống nhất các mục tiêu trên.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã trao đổi với UNESCO tại các khung pháp lý của tổ chức này chia khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ ra các vùng: Vùng lõi, vùng đệm, vùng lận cận và bán lân cận. Qua đó, phần đang phê duyệt dự án nằm ở vùng kết nối với vùng bán lân cận.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về dự án lấn biển Cần Giờ.

UNESCO cũng có văn bản khẳng định đây là vùng không nằm trong quản lý mà thực hiện đầu tư dựa trên cân bằng sinh thái do quốc gia quản lý quyết định.

“Như vậy, về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là phù hợp” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, đồng thời cho biết những tác động của dự án này đã được tính toán một cách hết sức kỹ lưỡng.

Cụ thể, chủ đầu tư dự án đã có ý thức khi sử dụng các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước để nghiên cứu, đặc biệt là các tập đoàn của Hà Lan hay các tập đoàn thứ 3 thế giới về đánh giá tác động môi trường và xã hội để thực hiện đối với dự án.

Khi thẩm định đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án, Bộ TNMT cũng tiếp cận từ tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 là “không phê duyệt khi mà chưa nhận dạng đầy đủ các tác động".

Thep đó, ĐTM của dự án đã đánh giá được tác động trong khu vực của đô thị, bao gồm nước sạch, không khí, chất thải, tác động của đô thị lên môi trường tự nhiên.

“Với mục tiêu là bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, sinh quyển, chúng tôi đã tham vấn với các tổ chức bảo tồn thế giới, đặc biệt là tổ chức về đất ngập nước và xác định dự án phải đảm bảo hệ sinh thái không thay đổi. Giữ được khu vực giao thoa nước ngọt và nước mặn - nước lợ, bảo vệ được rừng ngập mặn, để đảm bảo hệ cân bằng sinh thái” – Bộ trưởng Hà nói.

Bên cạnh đó, Bộ TNMT cũng xem xét đánh giá tác động đối với môi trường biển cũng như tác động liên quan đến các dòng chảy hải dương học, địa chất của biển và đặc biệt là các hoạt động liên quan đến bồi lấp, xói mòn đối với các vùng khác của các địa phương khác.

Trước đó, tại phiên chất sáng ngày 6.11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TPHCM) đã chất vấn với Bộ trưởng NNPTNT và Bộ trưởng TNMT: “Tôi xin hỏi là các vị có theo dõi dự án này không và chúng ta làm sao để dự án cũng vẫn triển khai để vừa thúc đẩy kinh tế của TPHCM và của khu vực đi lên, đồng thời bảo vệ được khu dự trữ sinh quyển và rừng ngập mặn Cần Giờ để bà con cử tri và nhân dân yên tâm về việc này”.

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Chấm dứt việc “người chết vẫn có tên trong danh sách cử tri đi bầu cử”

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Dẫn chứng việc năm 2017 ở xã Chu Minh (huyện Ba Vì, Hà Nội) có nhiều người đã chết vẫn nằm trong danh sách cử tri đi bầu cử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, từ khi thực hiện Đề án liên thông các thủ tục hành chính trên môi trường trực tuyến, đã chấm dứt tình trạng này.

Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng sẽ được ban hành trong năm 2020

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng sẽ được ban hành trong năm 2020.

Các nhà khoa học ủng hộ và góp ý cho Dự án Cần Giờ

Theo TTXVN |

Các nhà khoa học cho rằng dự án Khu đô thị Du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ tạo bước đột phá mới cho thành phố Hồ Chí Minh.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.