Làm rõ vai trò, cơ chế để người dân tham gia bảo vệ Hiến pháp

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ hơn nội hàm của khái niệm bảo vệ Hiến pháp. Nhận diện hành vi vi phạm hiến pháp, từ đó gắn với đánh giá thực trạng đặt ra yêu cầu đối với bảo vệ Hiến pháp.

Chiều 3.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện 4 chuyên đề được phân công thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội đã tập trung cho ý kiến về việc hoàn thiện Chuyên đề số 12 "Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo Đề án và Đảng đoàn Quốc hội, Chuyên đề số 12 phải hoàn thành chậm nhất là ngày 30.11.2021.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo tán thành với quan điểm cần phải tăng cường trách nhiệm bảo vệ hiến pháp của các chủ thể, trong đó phát huy vai trò của Nhân dân trong bảo vệ Hiến pháp. Tuy nhiên có ý kiến cũng đề nghị cần phân biệt phương thức nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp với phương thức nhân dân thực hiện quyền bảo vệ hiến pháp.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, tâm huyết của Tiểu ban và các ý kiến tại Phiên họp. Trên cơ sở tiếp thu tối đa ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện, Chủ tịch Quốc hội cho rằng dự thảo chuyên đề đủ điều kiện, bảo đảm chất lượng để trình Đảng đoàn Quốc hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị làm rõ hơn nội hàm của khái niệm bảo vệ Hiến pháp; nhận diện hành vi vi phạm hiến pháp, từ đó gắn với đánh giá thực trạng đặt ra yêu cầu đối với bảo vệ Hiến pháp; làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong bảo vệ Hiến pháp; nhấn mạnh và làm rõ hơn vai trò, cơ chế để người dân tham gia bảo vệ Hiến pháp.

Bên cạnh đó, cần phân tích thêm cơ chế ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm Hiến pháp. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc hoàn thiện dự thảo chuyên đề cần tiếp tục quán triệt nhất quán cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và thực tiễn.

Về kiến nghị, đề xuất trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Chủ tịch Quốc hội cơ bản thống nhất với các phương án Tiểu ban đã trình. Cụ thể hóa và tăng cường hơn các hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ Hiến pháp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính phủ, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân. Trong đó, làm đậm hơn vai trò của Quốc hội trong bảo vệ Hiến pháp với vai trò là cơ quan lập pháp, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cả nước và cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Đối với giai đoạn sau năm 2030, định hướng sau năm 2045, hiện vẫn còn ý kiến khác nhau, do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tiểu ban xây dựng Chuyên đề số 12 tiếp tục hoàn thiện, chọn phương án khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta để trình Ban chỉ đạo Đảng đoàn cho ý kiến.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội chủ trì tọa đàm về hoàn thiện hệ thống pháp luật

THEO TTXVN |

Ngày 2.11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc tọa đàm giữa các chuyên gia về một số nội dung phục vụ việc xây dựng chuyên đề “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

75 năm bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Bản hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân

Hoàng Vũ |

Tròn 75 năm trước, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua. Cho đến nay, Hiến pháp đã 5 lần sửa đổi song giá trị của bản Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên những giá trị.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là “Hiến pháp” của đại dương

Ngọc Vân |

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu khẳng định vai trò quan trọng của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 như “Hiến pháp” của đại dương.

Doanh nhân Việt Nam: Tâm - Tài - Trí - Dũng

Thùy Linh |

Tròn 20 năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Bổ nhiệm 3 Đại tá làm Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh

Quang Việt |

Trong tuần, công an các tỉnh Quảng Bình, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc ghi nhận việc bổ nhiệm chức vụ một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

Cận cảnh cống âu hơn 500 tỉ đồng sắp về đích ở Tiền Giang

Thành Nhân |

Tiền Giang - Dự án cống âu Nguyễn Tấn Thành đạt khối lượng thi công hơn 99%, dự kiến công trình này sẽ bàn giao cuối tháng 10.2024.

3 nữ doanh nhân Việt lọt top những người phụ nữ quyền lực

Thạch Lam |

Tạp chí Fortune của Mỹ công bố danh sách “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024", trong đó có ba nữ doanh nhân Việt Nam lọt top.

Dân thiếu nước sạch, công trình cấp nước xây xong bỏ hoang

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Hàng trăm hộ dân sử dụng nước không đảm bảo sức khỏe, trong khi đó công trình cấp nước hàng chục tỉ đồng xây dang dở rồi bị bỏ hoang.

Chủ tịch Quốc hội chủ trì tọa đàm về hoàn thiện hệ thống pháp luật

THEO TTXVN |

Ngày 2.11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc tọa đàm giữa các chuyên gia về một số nội dung phục vụ việc xây dựng chuyên đề “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

75 năm bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Bản hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân

Hoàng Vũ |

Tròn 75 năm trước, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua. Cho đến nay, Hiến pháp đã 5 lần sửa đổi song giá trị của bản Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên những giá trị.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là “Hiến pháp” của đại dương

Ngọc Vân |

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu khẳng định vai trò quan trọng của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 như “Hiến pháp” của đại dương.