NGHIÊM CẤM NGƯỜI THÂN CAN THIỆP VÀO CÔNG TÁC CÁN BỘ:

Lãnh đạo phải liêm chính, nghiêm minh

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

Trao đổi với Lao Động, nhà báo lão thành Hà Đăng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), nguyên Tổng biên tập Báo Nhân Dân - nhấn mạnh: Cán bộ, lãnh đạo phải thực sự “dĩ công vi thượng”, “chí công vô tư”, tuân thủ luật pháp và không được để người thân của mình can thiệp vào công tác cán bộ như Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền đã nêu.

Thưa ông, mới đây, Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23.9.2019 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Việc này sẽ có tác động như thế nào tới công tác cán bộ?

- Trên thực tế, có tình trạng cán bộ ở một số cơ quan, đơn vị “chạy chức, chạy quyền”, xảy ra những vấn đề về suy thoái đạo đức, lối sống, ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Và mới đây, để bổ sung các quy định, Bộ Chính trị vừa mới ban hành Quy định 205 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Việc này nhằm đảm bảo công tác cán bộ, lựa chọn cán bộ có đức, có tài, kiên quyết loại bỏ những người có biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cơ hội chính trị. Việc này rất được dư luận đồng tình, ủng hộ.

Thời gian tới, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong các chỉ đạo của mình, Đảng cũng nhấn mạnh về việc phải loại bỏ được những đối tượng cơ hội chính trị, tham nhũng, thoái hóa biến chất, tìm mọi cách để “cài cắm phe cánh”, đưa người thân quen vào bộ máy, gây thất thoát tài sản nhà nước. Hoặc trong đạo đức, lối sống của các đối tượng có những biểu hiện xa hoa, hư hỏng khiến dư luận lên án cũng cần phải loại bỏ.

Bác Hồ đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”, do vậy, quy định này sẽ giúp cho Đảng lựa chọn, luyện rèn được nhiều cán bộ của mình, ngăn chặn những “sâu mọt” có thể lọt vào bộ máy.

Trong Quy định 205 có nhấn mạnh việc nghiêm cấm người thân lãnh đạo can thiệp vào công tác cán bộ. Cụ thể, “nghiêm cấm để người khác, nhất là vợ, chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để thao túng, can thiệp công tác cán bộ”, vậy người lãnh đạo phải làm gì với người thân để không vi phạm việc trên?

- Thứ nhất, vấn đề cán bộ là vấn đề rất lớn. Trước đây, khi giới thiệu cán bộ, chúng ta thường nhân danh qua tập thể để thông qua cái đó thì coi như là tập thể, đến khi xảy ra vấn đề gì phải chịu trách nhiệm thì không ai chịu trách nhiệm cả. Do đó, đến nay, việc giới thiệu những người không đủ tiêu chuẩn để giữ những cương vị trong Đảng, trong tổ chức của Đảng thì giờ phải chịu trách nhiệm. Giờ chúng ta truy tìm ra nguồn gốc những người liên đới. Chứ không phải giới thiệu xong, tập thể thông qua là xong, không phải chịu trách nhiệm gì.

Thứ hai, có những trường hợp người thân của những người lãnh đạo, cán bộ cấp cao can thiệp vào công việc nội bộ, vào công tác cán bộ. Có khi chính vị lãnh đạo đó không ra mặt nhưng người thân thường đứng ra nhận quà tặng thế này, thế khác để can thiệp hay đề nghị lãnh đạo, người này, người kia để thoả mãn yêu cầu chạy chức chạy quyền của người khác. Do đó, quy định này là điều rất mới nhằm bổ sung thêm những quy định khác của Đảng.

Vậy làm gì để ngăn chặn việc này thưa ông?

- Đúng vậy. Vấn đề là bây giờ làm thế nào để ngăn chặn điều đó. Chỉ có cách, người cán bộ, lãnh đạo phải “dĩ công vi thượng”, “chí công vô tư”. Người lãnh đạo phải nghiêm, tuân thủ luật pháp. Đồng thời, người lãnh đạo đó phải rèn luyện đạo đức, không để công việc của mình bị can thiệp vào, bị ảnh hưởng.

Chính bản thân người lãnh đạo phải nghiêm, phải quán triệt sâu sắc tới từng người thân không để xảy ra việc đi “cửa sau”, nhận quà biếu, lót tay để những người “chạy chức, chạy quyền” đạt được những mục đích của họ. Thậm chí, với những món quà có giá trị lớn, khi phát hiện người thân nhận phải ngay lập tức trả lại. Cán bộ phải thực sự liêm chính, tinh thần làm việc vì nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội khác cũng phải thực hiện vai trò giám sát của mình để hạn chế được những việc này xảy ra.

Cán bộ, lãnh đạo khi biết người thân của mình nhận quà tặng hoặc can thiệp vào công tác cán bộ thì phải làm gì thưa ông?

- Đầu tiên, cần phải tuyên truyền để người ta thấy rõ việc nhận quà tặng kiểu đó chính là bất hợp pháp, bất liêm, bất chính. Thứ hai, chính cán bộ lãnh đạo phải quán triệt việc này cho gia đình, phải thực hiện nghiêm việc nêu gương, kiên quyết từ chối những món quà đó. Việc đánh giá cán bộ phải được thực hiện qua tập thể, công khai, minh bạch.

Mặt khác, quy định của Đảng đã có và phải có những quy định của pháp luật và phát huy vai trò “tai mắt” của nhân dân để nhân dân kiểm soát, phát hiện những trường hợp nhận quà, can thiệp vào công tác cán bộ. Những trường hợp phát hiện ra phải xử lý nghiêm.

VƯƠNG TRẦN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Không giao đặc quyền cho một nhóm người quyết định

CAO NGUYÊN - VƯƠNG TRẦN |

Mới đây, tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng từ T.Ư xuống cơ sở phải dè chừng những tiêu cực về “chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu”. Vấn đề chạy chức, chạy quyền cũng đã được nói rất nhiều và các chuyên gia đánh giá công tác cán bộ hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại đổi mới của quản lý nhà nước ở Việt Nam.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Kiên quyết với chạy chức chạy quyền

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 26.3, đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì Hội nghị giao ban việc thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của các Tỉnh ủy, Thành ủy khu vực phía Nam.

Chặn chạy chức, chạy quyền và “khuôn vàng thước ngọc” đánh giá cán bộ

VƯƠNG TRẦN - THANH NGUYỄN |

TS Bùi Đức Thụ - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nguyên Phó Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhìn nhận: Nếu không có cơ chế kiểm soát quyền lực, công khai, minh bạch, dân chủ trong công tác cán bộ thì việc này dễ trở thành “mảnh đất màu mỡ” để phát sinh tiêu cực.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.