Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách

Phạm Đông |

Ngày 9.9, Phó tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần đã ký và ban hành công văn số 143/TTKQH-TT về việc công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 đã quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.

Nghị quyết này quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng cho năm ngân sách 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.

Nghị quyết nhằm thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên chế.

Thúc đẩy thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Đặc biệt, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.

Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc phân vùng dân số: vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn và vùng đô thị. Định mức phân bổ của ngân sách địa phương được xây dựng cho các lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ và mức tiền lương cơ sở 1 triệu 490 nghìn đồng/tháng.

Về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị quyết quy định cụ thể đối với dự toán chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể căn cứ số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc của từng Bộ, cơ quan Trung ương.

Đối với các lĩnh vực sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước không hỗ trợ chi thường xuyên. Đối với phân bổ dự toán chi quốc phòng, an ninh thì căn cứ nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ đối với con người và nhiệm vụ đặc thù để ưu tiên bố trí chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm.

Về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ chế chính sách đặc thù hoặc có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương, được phân bổ thêm theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức dân số.

Theo đó, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh được phân bổ thêm 80%; Các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ được phân bổ thêm 70%; Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45%. Các tỉnh còn lại có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương từ 40% trở lên được phân bổ thêm 60%.

Dự phòng ngân sách địa phương của từng địa phương là 2% tổng chi ngân sách địa phương. Trên cơ sở dự toán chi cân đối ngân sách địa phương, căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí dự phòng ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách 2022

Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đúng hướng, tăng cường phân cấp

Theo chinhphu.vn |

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách nhà nước phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành; dứt khoát xóa bỏ quan liêu bao cấp, tư duy xin cho. Chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đúng hướng, tăng cường phân cấp.

Sử dụng 12.100 tỉ đồng từ ngân sách mua vaccine phòng dịch COVID-19

Xuân Hải |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng 12.100 tỉ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vaccine phòng, chống dịch COVID-19.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.