Quy hoạch tổng thể: Hình thành 2 vùng động lực gắn với 2 cực tăng trưởng

Vương Trần |

Nội dung Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội; hình thành hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...

Mục tiêu 2030 GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD

Dự kiến, từ ngày 5-9.1.2023, Quốc hội khóa XV tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2. Một trong những nội dung trọng tâm được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp này là về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việc xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII vào hồi đầu tháng 10.2022, Trung ương coi quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài.

Vào cuối tháng 10.2022, Chính phủ quyết nghị thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Ảnh: TTXVN
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Ảnh: TTXVN

Nội dung Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao;

Mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại;

Giữ vững các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh nguồn nước; môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Nghị quyết xác định một số mục tiêu cụ thể, đó là: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030, trong đó vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng tăng khoảng 8 - 8,5%/năm. 

Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỉ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%.

Phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội; hình thành hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước.

Công cụ để điều hành kinh tế - xã hội phát triển bền vững

Nghị quyết cũng xác định tầm nhìn đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Các vùng phát triển hài hoà, bền vững, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh.

Hệ thống đô thị thông minh, hiện đại, giàu bản sắc, xanh. Giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Môi trường có chất lượng tốt, xã hội hài hoà với thiên nhiên, phát triển hiệu quả theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp.

Giai đoạn 2031 - 2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7,5%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2050 đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD.

Chỉ số phát triển con người ở mức cao, đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

TS.Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Uỷ ban Xã hội) của Quốc hội cho rằng, quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch mang tính chiến lược, là cơ sở để lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước…

TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh: T.Vương
TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ảnh: T.Vương

“Khi chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia thì việc xây dựng các quy hoạch khác sẽ khó thực hiện. Đồng thời hiện nay, nhiều quy hoạch không còn phù hợp với đều kiện phát triển mới hoặc đã sắp hết hạn, cần nhanh chóng xây dựng để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước, của địa phương, của các ngành…” - TS Lợi nói.

Theo TS Bùi Sỹ Lợi, mục tiêu lập quy hoạch là công cụ quản lý của Nhà nước trong việc điều hành phát triển kinh tế-xã hội, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của quốc gia để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Đây là cơ sở để lập quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư công 5 năm và hằng năm.

Xây dựng không gian phát triển quốc gia trên cơ sở kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, gắn với khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, phát triển các ngành, các vùng. 

Những nội dung này sẽ được Quốc hội thảo luận, đánh giá, làm rõ trong Kỳ họp bất thường tới để Quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tạo "đầu tàu" để lôi kéo các vùng phát triển

Vũ Long |

Mục tiêu Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tập trung hình thành và phát triển một số hành lang kinh tế, vùng động lực.

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tập trung phát triển có trọng tâm, trọng điểm

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 gắn với mục tiêu hình thành các trục, hành lang phát triển, phân vùng kinh tế và định hướng bố trí không gian các ngành, lĩnh vực.

Bố trí không gian phát triển hợp lý trong quy hoạch tổng thể quốc gia

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý, dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước.

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tạo "đầu tàu" để lôi kéo các vùng phát triển

Vũ Long |

Mục tiêu Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tập trung hình thành và phát triển một số hành lang kinh tế, vùng động lực.

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tập trung phát triển có trọng tâm, trọng điểm

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 gắn với mục tiêu hình thành các trục, hành lang phát triển, phân vùng kinh tế và định hướng bố trí không gian các ngành, lĩnh vực.

Bố trí không gian phát triển hợp lý trong quy hoạch tổng thể quốc gia

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý, dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước.