Sơ suất trong đăng kí điểm ưu tiên, nam sinh cầu cứu Bộ GDĐT

Huyên Nguyễn |

Do sơ suất trong quá trình kiểm tra phiếu đăng kí dự thi với điểm ưu tiên, em Nguyễn Trường Nam (SN 1999, dân tộc Nùng, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đã bật khóc khi trượt nguyện vọng duy nhất vào Trường Sĩ quan Chính trị.

Sai một li... mất cơ hội đỗ đại học

Đó là câu chuyện của em Nguyễn Trường Nam (SN 1999, dân tộc Nùng, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn). Trong kỳ thi THPT năm 2017 vừa qua, Nam có số điểm như sau: Văn: 6,50; Sử: 9,00 và Địa 9,75. Tổng điểm của tổ hợp C00 là: 25,25 điểm.

Năm lớp 10 và lớp 11, Nam học Trường THPT Đồng Bành, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và theo quy định, em được cộng 1,50 điểm ưu tiên khu vực 1 (vùng cao). Nam thuộc dân tộc Nùng nên theo quy định em được cộng thêm 2,0 điểm. Như vậy, tính cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng ưu tiên dân tộc, em được tổng điểm 28,75.

Với số điểm này, Nam đăng ký thi và sơ tuyển một nguyện vọng duy nhất vào ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước tại Trường Sĩ quan Chính trị.

Cứ ngỡ em có thể đỗ đại học như mong ước bấy lâu của gia đình nhưng may mắn lại không đến với Nam, khi Trường Sĩ quan Chính trị công bố điểm chuẩn ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước là 28,5 điểm, cả nhà đã rất vui mừng vì nghĩ Nam sẽ đỗ đại học. Thế nhưng, Nam lại không có tên trong số người trúng tuyển.

Tìm hiểu nguyên nhân, gia đình mới vỡ lẽ, trong quá trình nhập thông tin hồ sơ thi THPT Quốc gia 2017, do sơ xuất trong lúc nhập phiếu đăng ký dự thi nên nhà trường đã nhập thiếu đối tượng ưu tiên 01, dân tộc Nùng, có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1 (đã được trường xác nhận lỗi nhập thiếu thông tin bằng văn bản).

Giấy chứng nhận nhập nhầm đối tượng ưu tiên của Sở GDĐT Bắc Ninh (Ảnh: HN)

Khi được phát phiếu đăng ký dự thi, Nam đã sơ ý không kiểm tra kỹ để phản ánh lại nội dung thiếu sót trên, nên sau khi tham dự kỳ thi, em không được hưởng chế độ ưu tiên là người dân tộc nên không được cộng thêm 2 điểm.

Ông Nguyễn Thế Hiệu – người chú đã nuôi Nam ăn học trong năm học lớp 12 cho hay: Tôi biết, để xảy ra sự việc trên lỗi là do cháu Nam. Nhưng thiết nghĩ, đó là sơ xuất không ai mong muốn, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn vì thế tôi rất mong Bộ GDĐT xem xét cho trường hợp của cháu để cháu được thực hiện ước mơ của mình.

Nhà nghèo, không có tiền để học trường ngoài

Kể về hoàn cảnh đáng thương của cháu mình, ông Hiệu cho biết: Nam sinh ra và lớn lên trong gia đình khó khăn. Năm 2007, bố Nam không may qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo để lại người mẹ trẻ một mình tần tảo nuôi hai anh em ăn học. Do hoàn cảnh quá khó khăn và không có nhiều điều kiện học tập nên năm lớp 12 vừa qua, Nam được ông Hiệu - một người chú trong họ - thương tình đón về Bắc Ninh nuôi dưỡng và ăn học.

Cũng chính vì gia đình quá khó khăn nên Nam chỉ đăng kí duy nhất một nguyện vọng vì dù có đăng ký vào các trường khác em cũng không có tiền để đi học.

Được biết, ngày 1.8, gia đình đã có đơn cầu cứu Vụ Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông Hiệu cho hay: Người nhận đơn nói với chúng tôi rằng, nếu được chỉnh sửa, bổ sung điểm thì cháu Nam cũng chỉ được xét nguyện vọng bổ sung. Trong khi đó, gần như các trường quân đội năm 2017 rất khó có nguyện vọng bổ sung. “Tôi khẩn thiết mong muốn Bộ GDĐT cho cháu một cơ hội", ông Hiệu nghẹn ngào.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

30 điểm vẫn trượt đại học... ngộ quá!

Huyên Nguyễn |

"Thí sinh đạt điểm tối đa nhưng trượt đại học. Điều này tạo nên bức tranh… tương đối buồn cười. Nếu tôi là hiệu trưởng của trường đó, tôi rất vui sướng khi có thể “ôm” tất cả thí sinh điểm cao. Không lấy hết được các thí sinh giỏi là điều thiệt thòi đối với các trường”, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT cho hay.

Các trường top trên không nên chỉ dựa vào điểm thi THPT quốc gia

Huyên Nguyễn |

TS Lê Viết Khuyến – Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - cho rằng: Với hình thức thi như hiện nay, kết quả thi THPT quốc gia chỉ mới đáp ứng và thuận tiện cho công tác xét tuyển vào các trường ở top giữa và top dưới. Các trường top trên vẫn cần thêm những cuộc sát hạch riêng để tìm ra người thực tài, đáp ứng được chất lượng đầu vào cho mình.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam vs U20 Guam

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Guam tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (25.9).

Bất cập quản lý tiền công đức tại 2 ngôi đền ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Hiện nay, việc quản lý thu chi tiền công đức, dầu nhang tại đền Dâu và đền Quán Cháo (Ninh Bình) còn thiếu minh bạch.

Đường sắt tốc độ cao 350 km/h phải thẳng nhất có thể

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 25.9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì làm việc về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

30 điểm vẫn trượt đại học... ngộ quá!

Huyên Nguyễn |

"Thí sinh đạt điểm tối đa nhưng trượt đại học. Điều này tạo nên bức tranh… tương đối buồn cười. Nếu tôi là hiệu trưởng của trường đó, tôi rất vui sướng khi có thể “ôm” tất cả thí sinh điểm cao. Không lấy hết được các thí sinh giỏi là điều thiệt thòi đối với các trường”, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT cho hay.

Các trường top trên không nên chỉ dựa vào điểm thi THPT quốc gia

Huyên Nguyễn |

TS Lê Viết Khuyến – Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - cho rằng: Với hình thức thi như hiện nay, kết quả thi THPT quốc gia chỉ mới đáp ứng và thuận tiện cho công tác xét tuyển vào các trường ở top giữa và top dưới. Các trường top trên vẫn cần thêm những cuộc sát hạch riêng để tìm ra người thực tài, đáp ứng được chất lượng đầu vào cho mình.