Tập hợp nhiều hơn nữa các nhà kinh tế danh tiếng đóng góp cho đất nước

Vương Trần |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tập hợp nhiều hơn nữa các nhà kinh tế có danh tiếng, uy tín trong và ngoài nước; có thêm nhiều đóng góp đối với việc hoạch định chính sách kinh tế quan trọng của đất nước.

Ngày 22.2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các nhà khoa học, chuyên gia Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những đóng góp của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đối với đất nước trong gần 50 năm qua.

Chủ tịch nước cho rằng, từ năm 1990, với thành viên là những nhà kinh tế có uy tín, Hội đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, góp ý hoàn thiện chính sách, kinh tế trong tiến trình Đổi mới và hội nhập của đất nước, nhất là việc chuyển từ kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những năm gần đây, cùng với đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức về kinh tế, Hội đã thực hiện tốt công tác tư vấn, góp ý, phản biện chính sách. Đặc biệt, Hội đã huy động sự tham gia rộng rãi của các nhà nghiên cứu kinh tế, đóng góp hiệu quả vào hai nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn về quan điểm phát triển và các giải pháp chính sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, quá trình chuẩn bị Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Chủ tịch nước cho biết, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông đã có nhiều dịp làm việc, lắng nghe  ý kiến góp ý tâm huyết, chất lượng của các chuyên gia, nhà khoa học của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Nhiều ý kiến có chất lượng quan trọng trong xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế hàng năm và trung hạn của Chính phủ.

Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp sâu sắc, chất lượng của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, trí thức tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước cho rằng, các ý kiến rất đa dạng, đề cập sâu đến những đột phá trong phát triển kinh tế. Tiếp tục tháo gỡ “nút thắt” về thể chế, thoát bẫy thu nhập trung bình; hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường: Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Các chuyên gia cũng đề nghị đẩy mạnh đổi mới sáng tạo đưa đất nước tiến lên trong bối cảnh mới, thực hiện hiệu quả nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Bên cạnh đó là phát huy tinh thần xung kích, vượt khó của doanh nghiệp, cải cách mạnh mẽ hơn môi trường kinh doanh; chính sách trong nước và đầu tư nước ngoài, đổi mới mô hình tăng trưởng để tăng năng suất lao động; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự …

Chủ tịch nước đề nghị Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tập hợp nhiều hơn nữa các nhà kinh tế có danh tiếng, uy tín trong và ngoài nước; tiếp tục phát huy vị trí và vai trò; có thêm nhiều đóng góp đối với việc hoạch định chính sách kinh tế quan trọng của đất nước.

Chủ tịch nước tin tưởng, với đội ngũ các nhà khoa học trình độ cao, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Phục hồi kinh tế ngay từ đầu năm: Lạc quan, quyết tâm xoá nhiều điểm nghẽn

Linh Anh |

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022 được đánh giá là có nhiều điểm sáng với hàng loạt những quyết sách từ Chính phủ. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm này cũng đã xuất hiện những “điểm nghẽn” mới cần sớm giải quyết.

Từ “trồng gì, bán nấy” sang tư duy kinh tế nông nghiệp

Nhóm PV |

Thanh long, dưa hấu, mít... chất đống bên vệ đường, nông dân “bán đổ, bán tháo” với mong muốn lấy lại một phần chi phí. Điệp khúc “giải cứu ùn ứ” nông sản năm nào cũng lặp lại, thành câu chuyện “đến hẹn lại lên”. Thực tế ngành Nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang rất manh mún, tự phát, “trồng gì, bán nấy”, nên việc tái cơ cấu là yêu cầu cấp thiết.

Từ số báo này, Báo Lao Động đăng tải chuyên đề “Từ “trồng gì, bán nấy” sang tư duy kinh tế nông nghiệp”, kiến nghị những giải pháp để hiện thực hóa “mệnh lệnh phát triển” là “Tư duy mở - Hành động nhanh - Kết quả thật” mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra với ngành Nông nghiệp, nông thôn.

Kỳ 1: “Ùn ứ nông sản” và nước mắt nông dân

Các nhà kinh tế lạc quan về khả năng tăng trưởng của Việt Nam

Vũ Long |

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam đang ổn định trong bình thường mới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ở quý IV/2021 và năm 2022.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành ở Quận 8 (TPHCM).

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.