“Tôi hoàn toàn thất vọng về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa công bố“

Huyên Nguyễn |

“Tôi hoàn toàn thất vọng với bản sửa đổi lần này. Tôi cho rằng khi chưa có nhận thức đúng về bản chất, mục đích, nhiệm vụ giáo dục sẽ dẫn tới định hướng sai về chương trình, phương pháp giảng dạy và hình thức thi cử. Từ đó dẫn tới “dạy giả”, “học giả”, nhồi nhét, đánh đố, khoa trương hình thức mà không nắm được tinh thần, bản chất, cốt lõi của vấn đề”, ông Đào Tuấn Đạt - lãnh đạo trường THPT Anhxtanh, Hà Nội, đồng thời là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội nhận xét về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GD PTTT) vừa được thông qua.

 Ông nhận xét gì về chương trình GD PTTT vừa được thông qua?

- Bản được công bố không có bước tiến nào về tư duy so với các bản dự thảo được công bố trước đây. Giáo dục sẽ vẫn chạy theo quán tính cũ và buộc lòng chúng ta phải xem nền giáo dục của chúng ta vẫn đang tiếp tục thời kỳ quá độ dài lâu.

Vì không có sự thay đổi nào về nguyên lý và cách nhìn nên tất yếu sự thay đổi là chắp vá và không có logic. Đó chỉ là sự bày biện lại những điều đã cũ, thay đổi cách gọi tên và bổ sung vài chi tiết còn chưa được kiểm nghiệm về mặt khoa học.

Tôi hoàn toàn thất vọng với bản sửa đổi lần này. Tôi cho rằng khi chưa có nhận thức đúng về bản chất, mục đích, nhiệm vụ giáo dục sẽ dẫn tới định hướng sai về chương trình, phương pháp giảng dạy và hình thức thi cử. Từ đó, dẫn tới “dạy giả”, “học giả”, nhồi nhét, đánh đố, khoa trương hình thức mà không nắm được tinh thần, bản chất, cốt lõi của vấn đề.

Với chương trình này, thực chất học sinh có được giảm tải hay không, thưa ông?

- Nhìn vào bản công bố có thể thấy tổng số tiết một tuần vẫn là 29 thì không hề giảm.

Giảm tiết môn này lại nhồi vào môn kia, giảm một cách cơ học, không lưu ý đến chuyên môn thì thật tai hại. Tôi lấy ví dụ môn Toán của chương trình mới chỉ còn 3 tiết một tuần thì không biết học sinh sẽ học như thế nào, lại giống cưỡi ngựa xem hoa và đi học thêm.

Khi sĩ số lớp đông, năng lực tự học yếu, thời gian lại không đủ thì chắc chắn sẽ dẫn tới quá tải cơ học. Chuyên sâu về toán thì không đủ thời gian. Không chuyên sâu, chẳng hạn chọn định hướng văn chương hay nghệ thuật, thì toán lại thừa.

Tình trạng cần học thì không đủ thời gian mà không cần vẫn phải học sẽ lại diễn ra như hiện nay. Những bất cập vẫn như cũ.

So với thế giới, chương trình GD PTTT đã đáp ứng được những gì, đã hội nhập được hay chưa, thưa ông?

- Một chương trình GD PTTT đúng nghĩa như một văn bản khoa học thì phải trả lời được các câu hỏi sau: Triết lý giáo dục là gì, có thể hiểu điều này đơn giản là chúng ta mong muốn nền giáo dục sẽ sinh ra con người như thế nào. Xưa thì giáo dục phải đào tạo con người “vừa hồng vừa chuyên”, nay thì phải đặt ra câu hỏi làm sao để đất nước không bị tụt hậu về kinh tế, khoa học…

Thứ hai là mục tiêu của từng cấp học.

Thứ ba là nguyên lý, phương pháp giáo dục. Nếu trước khia chúng ta học theo cách thầy đọc trò chép thì nay cần học như thế nào?

Thứ tư là kiểm tra đánh giá, trong đó cần nêu rõ kiểm tra cái gì, lúc nào, bằng phương pháp nào?

Cả bốn vấn đề trên đều mờ nhạt, thiếu căn cứ khoa học trong bản chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Vì vậy, tôi không biết đặt văn bản này vào đâu trong góc nhìn với thế giới.

Vậy theo ông, các môn học trong chương trình GD PTTT phải được xây dựng như thế nào?

- Giáo dục phổ thông hiện đại phải có ba đặc trưng. Một là toàn diện, hai là phân hóa và ba là chuyên sâu.

Giáo dục toàn diện không phải học tất cả môn và thi hết các môn. Toàn diện ở đây là học sinh phải phát triển cả về các môn văn hóa, đạo đức, thể thao, nghệ thuật…

Học hết 11 môn "truyền thống" như chương trình hiện hành cũng không toàn diện. 11 môn này cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong các môn học ở phổ thông hiện nay (Australia có khoảng 50 môn học ở phổ thông).

Không ai có thể và không cần học hết 11 hay 50 môn. Người ta phải chia các môn học thành các lĩnh vực khác nhau. Để đảm bảo tính toàn diện, học sinh phải học tất cả các lĩnh vực. Nhưng chỉ chọn một vài môn thậm chí một phần của môn đó để học. Trung bình trên thế giới hiện nay là 6 môn.  

Còn ở Việt Nam, chúng ta nhìn vào các môn học tưởng là toàn diện nhưng lại rất phiến diện, bởi thiếu cốt lõi là hiểu biết các môn đó nằm ở lĩnh vực nào. Vì vậy, chọn ít môn học thì lo thiếu toàn diện, chọn nhiều lại lo quá tải, tạo thành một vòng luẩn quẩn.

Còn phân hóa và chuyên sâu có thể hiểu mỗi học sinh có một thiên tư khác nhau. Thế nên, giáo dục phải phân hóa. Học sinh phải được chú trọng các môn sở trường của họ. Các môn sở trường thì phải chuyên sâu.

Nhìn vào chương trình của ta, tất cả môn học đang dàn hàng ngang để đi. Làm gì có ai sở trường mà tới cả 5 môn như lựa chọn tại cấp THPT. Học sinh sẽ lại phải đối phó và trong nhà trường vẫn sẽ tồn tại khái niệm phản giáo dục là môn chính, môn phụ.

Xin cảm ơn ông!

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Giảm mạnh các tiết học bắt buộc

Huyên Nguyễn |

Bộ GDĐT đã chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Theo đó, thời lượng học trong chương trình giáo dục phổ thông đã giảm mạnh về số tiết học bắt buộc.

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới: Thời lượng học cấp THCS sẽ tăng lên?

Huyên Nguyễn |

Theo Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới (tháng 7.2017), tổng số tiết học ở cấp THCS (tính cả các môn tự chọn) sẽ tăng lên từ 27 đến 47 tiết. Tuy nhiên, trên thực tế, có lượng các tiết bắt buộc sẽ giảm đi, phần dôi dư so với dự thảo cũ nằm ở môn học tự chọn.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam vs U20 Guam

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Guam tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (25.9).

Đường sắt tốc độ cao 350 km/h phải thẳng nhất có thể

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 25.9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì làm việc về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Những hình ảnh xúc động của các chiến sĩ giúp dân chống lũ

QUÁCH DU |

Những ngày qua, mưa lũ ở Thanh Hóa diễn ra khá phức tạp, do đó ngành chức năng, đặc biệt là công an, quân đội đã huy động tối đa lực lượng để giúp dân chống lũ.

Giảm mạnh các tiết học bắt buộc

Huyên Nguyễn |

Bộ GDĐT đã chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Theo đó, thời lượng học trong chương trình giáo dục phổ thông đã giảm mạnh về số tiết học bắt buộc.

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới: Thời lượng học cấp THCS sẽ tăng lên?

Huyên Nguyễn |

Theo Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới (tháng 7.2017), tổng số tiết học ở cấp THCS (tính cả các môn tự chọn) sẽ tăng lên từ 27 đến 47 tiết. Tuy nhiên, trên thực tế, có lượng các tiết bắt buộc sẽ giảm đi, phần dôi dư so với dự thảo cũ nằm ở môn học tự chọn.