Tổng Bí thư chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Vương Trần |

Hội nghị nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng như trong Vùng Đông Nam Bộ để sớm đưa Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển Vùng Đông Nam Bộ.

Sáng nay (23.10), tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và bảo đảm Quốc phòng an ninh Vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

 
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Trung ương Đảng.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, đầu cầu trực tiếp tại Trụ sở Trung ương Đảng kết nối từ Thủ đô Hà Nội đến các điểm cầu cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở. Đây là hội nghị thứ 4 về phát triển vùng.

 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự hội nghị.

Hội nghị nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng như trong Vùng Đông Nam Bộ để sớm đưa Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển Vùng Đông Nam Bộ.

 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Hội nghị cũng thể hiện tinh thần nghiêm túc, ý chí và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong việc đổi mới xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng - một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, không chỉ đối với các vùng mà còn đối với cả nước

Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29.8.2005 và Kết luận số 27-KL/TW, ngày 02.8.2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, vai trò của vùng càng thể hiện rõ nét, là vùng đứng đầu cả nước về quy mô GRDP và thu ngân sách nhà nước, là thị trường lớn với dân số hơn 21 triệu người.

Vùng còn là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước, hàng năm đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

Bên cạnh đó, trình độ phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ đang có sự thay đổi tích cực ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực, cụ thể như công nghiệp công nghệ cao, đô thị, du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, đào tạo nhân lực, với tứ giác động lực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng sự năng động kinh tế và vai trò ngày càng cao của Long An, Tiền Giang, Bình Phước và Tây Ninh…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tốc độ phát triển của các địa phương trong vùng đã có dấu hiệu chậm lại, nguyên nhân chủ yếu là do sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng và nhiều nguyên nhân khác như chiếc áo thể chế quá chật hoặc không được thiết kế phù hợp với yêu cầu phát triển của Vùng.

Chính vì vậy, sau 3 hội nghị toàn quốc phổ biến Nghị quyết 11 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Nghị quyết 13 Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Nghị quyết 23 Vùng Tây Nguyên, đây là hội nghị thứ 4 được Bộ Chính trị tổ chức nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước cũng như các địa phương trong vùng, sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Đông Nam Bộ

Vũ Long |

Ban chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết thực hiện Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 của Bộ Chính trị làm việc về phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Đông Nam Bộ tại Bình Phước.

Thủ tướng: Cần cơ chế điều hành chung phát triển vùng Đông Nam Bộ

MINH QUÂN |

TPHCM - Trước việc vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có dư địa phát triển lớn nhưng chưa phát triển tương xứng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần có cơ chế điều hành, tổ chức thực hiện chung, phù hợp để tạo liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả hơn cho khu vực này.

“Hòa sóng – Kết nối Đông Nam Bộ” chương trình hợp tác sản xuất mới của các Đài trong cụm thi đua số 7

Tuấn Linh |

“Hòa sóng – Kết nối Đông Nam Bộ” chương trình hợp tác sản xuất mới của các Đài trong cụm thi đua số 7

Chương trình trực tiếp “Hòa sóng – Kết nối Đông Nam Bộ”, với thời lượng 60 phút/chương trình/tháng lên sóng vào chiều thứ Tư cuối cùng của tháng, từ 13 giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút có sự tham gia của Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH); Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;  Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận; Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; Đài Phát thanh và Truyền hình và Báo Bình Phước; Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai; Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh. Đài VOH và 03 Đài PTTH khác sẽ luân phiên nhau mỗi tháng thực hiện 1 chương trình.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.