Trưởng ban Chỉ đạo thi quốc gia nói về điểm chuẩn cao bất thường

Huyên Nguyễn |

Là Trưởng ban Chỉ đạo thi quốc gia, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho rằng, chỉ vài chục ngành trong số hơn 4.000 ngành ở đại học, có điểm chuẩn cao, còn hầu hết các ngành điểm chuẩn tăng giảm bình thường.

Thưa Thứ trưởng Bùi Văn Ga, ông nhìn nhận như thế nào về hiện tượng điểm chuẩn cao, thậm chí vượt cả mức điểm tuyệt đối ở một số trường top trên?

- Thực chất nếu nhìn trên tổng số hơn 4.000 ngành tuyển sinh thì chỉ có vài chục ngành có điểm chuẩn cao (chiếm tỉ lệ rất thấp, chưa đến 1% tổng số ngành) thuộc các trường quân đội, công an, y dược.

Các ngành thuộc khối trường quân đội, công an tuyển đúng 100% chỉ tiêu theo kế hoạch. Ngành y đa khoa của các trường chỉ tiêu hầu như không thay đổi trong nhiều năm nay. Các ngành này lâu nay vẫn tuyển sinh với mức điểm chuẩn cao.

Những năm trước, do thí sinh bị giới hạn số nguyện vọng nên nhiều em điểm cao không tự tin nộp vào những ngành này. Năm nay, thí sinh không giới hạn số nguyện vọng nên hầu như những thí sinh có kết quả cao đều đăng ký, trong khi chỉ tiêu các ngành quân đội, công an năm nay lại giảm dẫn đến tăng điểm chuẩn. Do đó một số ít thí sinh có điểm thi cao không trúng tuyển nguyện vọng 1.

Tuy nhiên không trúng tuyển nguyện vọng 1 không có nghĩa là các em đã trượt đại học. Nếu các em đã thực hiện đăng ký xét tuyển phù hợp thì chắc chắn các em đã trúng tuyển các nguyện vọng khác. Ngoài một số rất ít các ngành điểm chuẩn cao, hầu hết các ngành còn lại (đến gần 99% tổng số ngành tuyển sinh) việc tăng, giảm điểm chuẩn rất bình thường như mọi năm.

Có ý kiến cho rằng, do cách ra đề thi năm nay khiến số thí sinh đạt điểm 9-10 nhiều, nâng mặt bằng điểm chuẩn lên cao hơn. Thứ trưởng có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?

- Trước đây khi thi tự luận, mỗi môn thi chỉ có một đề thi duy nhất thì đề thi chỉ có một vài câu hỏi khó rơi vào một vài chương của chương trình nên chỉ một số ít thí sinh chuyên sâu các chương này mới làm được. Nay thi trắc nghiệm với 24 mã đề thi khác nhau, những câu hỏi khó rải rác trong khắp chương trình, vì thế nhiều thí sinh có thể làm được, kéo theo số thí sinh điểm cao nhiều hơn khi thi tự luận.

Tuy nhiên, số lượng thí sinh được điểm 9-10 cũng chỉ chiếm không quá 3% tổng số thí sinh dự thi, điểm trung bình hầu hết các môn thi đều nằm trong khoảng 5-6 điểm nên đề thi không phải là dễ. Vấn đề là số lượng thí sinh có điểm cao này lại ưu tiên đăng kí vào những trường, những ngành mà lâu nay điểm chuẩn vốn dĩ đã rất cao, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh rất ít, vì vậy, có hiện tượng một số thí sinh điểm cao vẫn không trúng tuyển nguyện vọng 1.

Thưa Thứ trưởng, cũng có ý kiến cho rằng, khi công bố điểm chuẩn dự kiến, các trường đã công bố điểm chuẩn thấp so với mức điểm cuối cùng, khiến các em đưa ra lựa chọn chưa chính xác. Ý kiến của Thứ trưởng về điều này?

- Điều này đúng đối với những năm trước khi số nguyện vọng của thí sinh bị giới hạn. Còn năm nay, các em có thể đăng ký vào bất kỳ ngành/trường nào mà các em thích, không giới hạn số lượng nguyện vọng nên việc các trường công bố điểm nhận hồ sơ thấp không có tác động gì lớn đối với thí sinh ĐKXT.

Nếu nguyện vọng các em đăng ký trước khi thi chưa phù hợp thì sau khi có kết quả thi, các em có thể điều chỉnh. Thực tế có đến gần 50% số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi để tăng khả năng trúng tuyển.

Trong suốt quá trình tư vấn tuyển sinh, các chuyên gia cũng đã khuyên thí sinh đăng ký vài ba ngành cao hơn kết quả thi dự kiến, vài ba ngành sát với kết quả thi dự kiến và vài ba ngành thấp hơn kết quả thi dự kiến. Khi xét tuyển thí sinh được xét bình đẳng giữa các nguyện vọng (không trúng tuyển nguyện vọng cao sẽ trúng nguyện vọng thấp).

Xin cám ơn Thứ trưởng!

 

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Điểm ưu tiên gây bất công, Bộ Giáo dục - Đào tạo nói gì?

Huyên Nguyễn |

Trước những băn khoăn về điểm chuẩn cao khiến điểm cộng ưu tiên trở nên vô cùng quan trọng, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT - đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này tại buổi giao lưu trực tuyến vấn đề tuyển sinh Đại học, Cao đẳng tối 2.8.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh

Huyên Nguyễn |

TS Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – cho rằng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây gọi là chương trình) được thông qua với yêu cầu học bán trú (2 buổi/ngày), sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam vs U20 Guam

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Guam tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (25.9).

Bất cập quản lý tiền công đức tại 2 ngôi đền ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Hiện nay, việc quản lý thu chi tiền công đức, dầu nhang tại đền Dâu và đền Quán Cháo (Ninh Bình) còn thiếu minh bạch.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Những hình ảnh xúc động của các chiến sĩ giúp dân chống lũ

QUÁCH DU |

Những ngày qua, mưa lũ ở Thanh Hóa diễn ra khá phức tạp, do đó ngành chức năng, đặc biệt là công an, quân đội đã huy động tối đa lực lượng để giúp dân chống lũ.

Điểm ưu tiên gây bất công, Bộ Giáo dục - Đào tạo nói gì?

Huyên Nguyễn |

Trước những băn khoăn về điểm chuẩn cao khiến điểm cộng ưu tiên trở nên vô cùng quan trọng, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT - đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này tại buổi giao lưu trực tuyến vấn đề tuyển sinh Đại học, Cao đẳng tối 2.8.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh

Huyên Nguyễn |

TS Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – cho rằng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây gọi là chương trình) được thông qua với yêu cầu học bán trú (2 buổi/ngày), sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh.