UBND cấp tỉnh được giao làm cơ quan chủ quản đầu tư dự án đường bộ

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 28.11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ với 464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 93,93%).

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Theo đó, về các nội dung chung, nhiều ý kiến nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết, tuy nhiên, một số ý kiến không tán thành do việc ban hành Nghị quyết thí điểm, đề nghị rà soát các luật có liên quan để sửa đổi một cách tổng thể, toàn diện.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, thời gian vừa qua, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được Nhà nước quan tâm dành nguồn lực lớn để đầu tư.

Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, việc thực hiện vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong khi việc đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong các đột phá chiến lược.

Theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, việc ưu tiên nguồn lực, có các chính sách đặc thù để đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại là rất cần thiết.

Đồng thời, một số chính sách thí điểm tại dự thảo nghị quyết được kế thừa từ các chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng thời gian qua và đạt được những kết quả tích cực.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cần nhiều thời gian để đánh giá, tổng kết kỹ lưỡng, do đó trước nhu cầu cần thiết, cấp bách hiện nay thì việc Chính phủ đề xuất thí điểm các chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ là hợp lý.

Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ trên cơ sở triển khai thực hiện nghị quyết thí điểm này nếu được Quốc hội thông qua, tiến hành đánh giá, tổng kết các quy định pháp luật có liên quan để đề xuất sửa đổi.

Báo cáo, giải trình về tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Điều 2), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, TPHCM là đô thị đặc biệt nên việc triển khai thực hiện dự án đều có chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lớn.

Do đó, việc cho phép HĐND thành phố được xem xét, quyết định việc tăng tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án là phù hợp.

Tuy nhiên, đối với các dự án đi qua địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, chi phí giải phóng mặt bằng có thể không cao nhưng do lưu lượng xe thấp, nếu áp dụng theo cơ chế đặc thù cho TPHCM thì sẽ không bảo đảm được phương án tài chính cho dự án.

Tuy nhiên, tại phụ lục kèm theo nghị quyết đã quy định rõ mức tối đa của từng dự án. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ nguyên như dự thảo Nghị quyết.

Có ý kiến đề nghị tăng tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án không quá 70% hoặc 80% tổng mức đầu tư để bảo đảm phương án tài chính cho các khu vực khó khăn, lưu lượng xe thấp cần thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.

Tại điều 2 dự thảo Nghị quyết đã hoàn thiện theo hướng cho phép tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP được vượt quá 50% tổng mức đầu tư đối với 2 dự án.

Về cơ quan chủ quản đầu tư dự án đường bộ (Điều 3), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo nghị quyết đã quy định giao UBND cấp tỉnh được giao làm cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm bảo đảm năng lực, kinh nghiệm của cơ quan, tổ chức được giao triển khai thực hiện dự án theo pháp luật về xây dựng.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình thúc tiến độ dự án thuỷ lợi 600 tỉ đồng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, sau khi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Dự án Cụm công trình thuỷ lợi Nam sông Vân và Dự án đầu tư xây dựng cầu Chà Là đã có những chỉ đạo sát sao để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng này.

Tập trung phân cấp, ủy quyền để thúc tiến độ dự án giao thông trọng điểm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết các công trình đang triển khai đã bố trí vốn từ nhiều nguồn khác nhau để tập trung cho đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải.

Mục tiêu lớn, cần huy động tối đa nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Theo các đại biểu Quốc hội, nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian tới là vô cùng lớn, việc việc xây dựng Luật Đường bộ được kỳ vọng tạo cơ chế huy động tối đa nguồn lực để phát triển.

Đề xuất 5 cơ chế đặc thù về đầu tư cho dự án giao thông

NHÓM PV |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 27.10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Dân Hà Nội khám da liễu hàng tháng vì 6 năm không có nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Barcelona mất người, thua trận ra quân tại Champions League

tam nguyên |

Eric Garcia sớm nhận thẻ đỏ khiến Barcelona không thể có điểm trên sân AS Monaco.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình thúc tiến độ dự án thuỷ lợi 600 tỉ đồng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, sau khi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Dự án Cụm công trình thuỷ lợi Nam sông Vân và Dự án đầu tư xây dựng cầu Chà Là đã có những chỉ đạo sát sao để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng này.

Tập trung phân cấp, ủy quyền để thúc tiến độ dự án giao thông trọng điểm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết các công trình đang triển khai đã bố trí vốn từ nhiều nguồn khác nhau để tập trung cho đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải.

Mục tiêu lớn, cần huy động tối đa nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Theo các đại biểu Quốc hội, nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian tới là vô cùng lớn, việc việc xây dựng Luật Đường bộ được kỳ vọng tạo cơ chế huy động tối đa nguồn lực để phát triển.

Đề xuất 5 cơ chế đặc thù về đầu tư cho dự án giao thông

NHÓM PV |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 27.10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.