Văn hóa là con đường tinh tế chạm đến trái tim của du khách và bạn bè thế giới

Vương Trần |

Dự "Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị các cấp, ngành, những người làm văn hoá cần nhận thức rõ sự giàu có, phong phú của tài nguyên văn hóa, làm gia tăng cơ hội phát triển kinh tế, tạo nên sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia, dân tộc, cũng là con đường tinh tế để chạm đến trái tim của du khách và bạn bè thế giới.

Sức sống trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống

Ngày 24.2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và chung vui cùng đồng bào các dân tộc trong "Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" Xuân Giáp Thìn 2024, TTXVN đưa tin.

Cùng dự ngày hội có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, một số địa phương và đông đảo người dân của 28 cộng đồng dân tộc 16 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền trên cả nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Ngày hội. Ảnh: Thống Nhất
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Ngày hội. Ảnh: Thống Nhất

Phát biểu tại Ngày hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi tới các đại biểu, đồng bào dự Ngày hội và toàn thể đồng bào 54 dân tộc anh em những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

Chủ tịch nước vui mừng khi biết thời gian qua Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã có nhiều hoạt động hiệu quả, đặc sắc với hàng trăm lễ hội, sự kiện được tổ chức, làm nổi bật vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, trải nghiệm văn hóa, du lịch cộng đồng, khẳng định sức sống trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong phát triển, giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

Đặc biệt, "Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" đã trở thành hoạt động thường niên, tái hiện, thực hành, tôn vinh các giá trị văn hóa của các dân tộc anh em; tôn vinh các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian, những người trực tiếp tham gia quá trình sáng tạo, gìn giữ và trao truyền các giá trị văn hóa.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu với đại diện đồng bào các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu với đại diện đồng bào các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất

Theo Chủ tịch nước, thông qua nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật trình diễn với những tác phẩm giàu sức sáng tạo đã thể hiện sinh động, thuyết phục tình yêu cuộc sống, tình yêu quê hương, đất nước, bồi đắp thêm sự phong phú của đời sống tinh thần, góp phần củng cố, tăng cường đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, tiếp thêm nguồn năng lượng mới, cảm hứng mới cho những khởi đầu tốt đẹp.

Con đường tinh tế để chạm đến trái tim của du khách và bạn bè thế giới

Chủ tịch nước biểu dương Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương, bà con các dân tộc những năm qua đã có nhiều sáng kiến, nỗ lực duy trì và phát triển hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, chung tay xây dựng "ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em" - nơi hội tụ, gắn kết các dân tộc, bảo tồn, lan tỏa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước Việt Nam thân yêu.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Lễ hội trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều. Ảnh: Thống Nhất
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Lễ hội trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều. Ảnh: Thống Nhất

Nhấn mạnh sức sống của các giá trị văn hóa đang mở ra những triển vọng về phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch, Chủ tịch nước đề nghị các cấp, ngành, những người làm văn hoá cần nhận thức rõ sự giàu có, phong phú của tài nguyên văn hóa, làm gia tăng cơ hội phát triển kinh tế, tạo nên sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia, dân tộc, cũng là con đường tinh tế để chạm đến trái tim của du khách và bạn bè thế giới.

Chủ tịch nước mong muốn, thời gian tới, sẽ tiếp tục có nhiều sáng kiến, cách làm sáng tạo để chung tay xây dựng không gian giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam, tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, người dân, các dân tộc, vùng miền.

Chủ tịch nước tin tưởng không gian vui tươi, chan hòa, gắn kết bởi những cộng đồng văn hóa đa dạng là tiền đề vững chắc để thúc đẩy sự giao lưu, hiểu biết, hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc, tạo nên sự gắn kết, hun đúc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vun đắp nền văn hóa, sức mạnh, giá trị Việt Nam - nguồn lực nội sinh mạnh mẽ để phát triển đất nước.

Nhập dịp này, Chủ tịch nước tặng quà cho đại diện đồng bào các dân tộc tham dự "Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc".

Tiếp đó, tham dự Lễ hội Trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều, Chủ tịch nước đã thực hiện nghi thức tra hạt giống xuống đất cùng già làng. Đây được xem là hoạt động văn hoá quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng Bru - Vân Kiều, cầu mong các vị thần giữ gìn, bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở của hạt giống để có vụ mùa chắc hạt nặng bông.

Năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định công nhận Lễ hội Trỉa lúa của đồng bào Bru - Vân Kiều là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thăm Làng dân tộc Thái, Chủ tịch nước tham dự vòng xòe mùa xuân của đồng bào dân tộc Thái và các dân tộc phía Bắc. Người Thái quan niệm "Không xòe không tốt lúa, không xòe thóc cạn bồ".

Múa xòe là biểu tượng tình yêu của dân tộc Thái, từ yêu cuộc sống lao động cần cù đến tình yêu đôi lứa. Mỗi dịp lễ, Tết hay trong ngày vui của dòng họ, gia đình, của bản làng… vòng xòe thường được tổ chức như một nghi lễ dân gian để đón mừng.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hỏi y, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1

Thanh Chân |

TPHCM - Sáng 22.2, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên cán bộ, y bác sĩ và bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 nhân dịp kỉ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2024)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hương tưởng niệm Đức vua An Dương Vương

PHẠM ĐÔNG |

Nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn, sáng 20.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến dâng hương tưởng niệm Đức vua An Dương Vương tại Di tích Quốc gia Đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

Tinh thần hào sảng từ duy tân văn hóa đến chấn hưng văn hóa

Vĩnh Khánh |

Từ đầu thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, văn hóa Việt Nam đã trải qua đoạn trường 100 năm, từ Duy tân văn hóa đến Chấn hưng văn hóa. Nội dung các cuộc vận động có thể không giống nhau nhưng đều là hướng tới khắc phục những lỗ hổng, lạc hậu để kiến tạo ra những giá trị mới để tiến lên. Một động lực quan trọng của tiến trình văn hóa đó chính là tinh thần tự nhiệm, hào sảng văn hóa của giới trí thức, văn nghệ sĩ.

Cận cảnh nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Công trình nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy) đã dần hình thành.

Phụ huynh bất bình về hoạt động của hội cha mẹ học sinh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Phụ huynh một trường tiểu học ở Thị xã Nghi Sơn tỏ ra bức xúc về những khoản thu đầu năm và phần nào bất bình với hoạt động của hội cha mẹ học sinh.

Đánh bom xe chết người ở nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu

Song Minh |

Ukraina ca ngợi vụ đánh bom xe khiến nhân viên nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu thiệt mạng.

Giá vàng hôm nay 6.10: Lỗ nặng sau một tuần mua vào

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 6.10: Sau một tuần mua vào, nhà đầu tư trong nước có thể lỗ tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 là không khoa học

Vân Trang |

Có ý kiến giáo viên cho rằng, việc bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 là không khoa học, gây áp lực cho học sinh.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hỏi y, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1

Thanh Chân |

TPHCM - Sáng 22.2, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên cán bộ, y bác sĩ và bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 nhân dịp kỉ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2024)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hương tưởng niệm Đức vua An Dương Vương

PHẠM ĐÔNG |

Nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn, sáng 20.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến dâng hương tưởng niệm Đức vua An Dương Vương tại Di tích Quốc gia Đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

Tinh thần hào sảng từ duy tân văn hóa đến chấn hưng văn hóa

Vĩnh Khánh |

Từ đầu thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, văn hóa Việt Nam đã trải qua đoạn trường 100 năm, từ Duy tân văn hóa đến Chấn hưng văn hóa. Nội dung các cuộc vận động có thể không giống nhau nhưng đều là hướng tới khắc phục những lỗ hổng, lạc hậu để kiến tạo ra những giá trị mới để tiến lên. Một động lực quan trọng của tiến trình văn hóa đó chính là tinh thần tự nhiệm, hào sảng văn hóa của giới trí thức, văn nghệ sĩ.