Xem xét, cho ý kiến về 7 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5

PHẠM ĐÔNG |

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, công tác lập pháp là một nhiệm vụ trọng tâm với việc xem xét cho ý kiến và thông qua nhiều dự án luật lớn và quan trọng.

Sáng 5.4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tham dự hội nghị còn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình...

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Phạm Thắng/Quochoi.vn

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội đã xem xét thông qua 16 luật và nhiều nghị quyết với sự thống nhất đồng thuận cao; đã có 4 hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách được tổ chức.

Đánh giá chung, các hội nghị có chất lượng cao và kết quả tốt, lắng nghe được nhiều ý kiến hết sức tâm huyết của các đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Theo Chủ tịch Quốc hội, tại kỳ họp thứ 5 tới, công tác lập pháp là một nhiệm vụ trọng tâm với việc xem xét cho ý kiến và thông qua nhiều dự án luật lớn và quan trọng.

Trong đó, số lượng dự án luật trình xem xét thông qua hoặc xem xét lần đầu dự kiến gấp đôi so với các kỳ họp khác. Số lượng các dự án luật dự kiến đưa vào chương trình là rất lớn do yêu cầu bức thiết của thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tại hội nghị lần này tập trung vào 7 dự án luật, trong đó có 6 dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua gồm Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Luật Giá (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự.

Đối với 6 dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 đã được cơ quan chủ trì soạn thảo và chủ trì thẩm tra tích cực. Trong đó, đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu chuyên sâu, lấy ý kiến thêm các đối tượng bị tác động.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận trong quá trình này không có sự phân biệt vai giữa cơ quan chủ trì với cơ quan thẩm tra mà thực chất là “hai trong một” để phối hợp rất chặt chẽ.

Với cách làm này, mặc dù dự án luật đang trong giai đoạn nào, vai nào chủ trì thì cũng đều được xem xét kĩ lưỡng, với chất lượng cao nhận được sự đồng thuận lớn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Ảnh: Phạm Thắng/Quochoi.vn

Tại phiên họp thứ 20 và 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến kỹ lưỡng đối với 6 dự án luật này, nhất là những vấn đề lớn quan trọng hoặc là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Cho đến nay, về cơ bản, những vấn đề lớn kể trên đã được cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra cân nhắc kỹ lưỡng và thống nhất.

"Việc tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách nhằm tiếp tục thảo luận một cách tập trung các vấn đề còn ý kiến khác nhau. Điều này một mặt nâng cao được chất lượng của các dự án luật. Mặt khác rút ngắn được thời gian của kỳ họp chính thức", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình cho ý kiến lần thứ 2, Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian qua, việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo luật đã được thực hiện nghiêm túc, nhận được sự hưởng ứng tích cực rộng khắp của các cơ quan, tổ chức các tầng lớp nhân dân. Sơ bộ, đến nay có khoảng 11,5 triệu lượt ý kiến góp ý.

Tại hội nghị này, dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ báo cáo với đại biểu Quốc hội chuyên trách tóm tắt một số vấn đề lớn cần xin ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Sau hội nghị, căn cứ kết quả lấy ý kiến, tại phiên họp chuyên đề pháp luật hoặc tổ chức phiên họp riêng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về dự án luật quan trọng này.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Công khai việc tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu sau khi tiếp thu, các bộ, ngành phải đăng tải các bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) công khai, minh bạch tới toàn dân.

Trình Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết phát triển nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành "Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội" vào kỳ họp tháng 5 năm 2023.

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

PHẠM ĐÔNG |

Theo dự kiến, dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Đại diện quán cơm bị tẩy chay ở Hạ Long xin lỗi khách hàng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Thông tin từ UBND TP Hạ Long sáng 17.9, tại buổi làm việc giữa các bên hôm qua, đại diện quán Cơm sạch bà Liên đã lên tiếng xin lỗi khách hàng.

Kỳ thủ Lê Quang Liêm thắng đương kim vô địch thế giới

tam nguyên |

Chiến thắng của Lê Quang Liêm giúp tuyển Việt Nam hòa tuyển Trung Quốc tại Olympiad Cờ vua 2024.

Còn bao nhiêu hồ thủy điện mở cửa xả lũ?

ANH TUẤN |

Đến nay, các hồ thủy điện đang thực hiện xả điều tiết gồm Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).

Cháy thư viện trường tiểu học ở Cà Mau

NHẬT HỒ |

Đêm khuya, ngọn lửa bốc lên tại Trường Tiểu học 2, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Rất may, không thiệt hại về người.

Xe khách cháy rụi sau tiếng nổ lớn lúc rạng sáng ở Điện Biên

THANH BÌNH |

Vụ cháy xe khách xảy ra sau tiếng nổ lớn vào rạng sáng nay (17.9), khi đang đỗ tại chợ phiên xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.