Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học, nhà phát minh và kỹ sư sinh ra ở Ukraina đã có những đóng góp to lớn và mang lại những sản phẩm được nhiều người tin dùng và yêu thích đến tận ngày nay.
Dưới đây là những công nghệ thường gặp nhất mà không phải ai cũng biết chúng có nguồn gốc từ Ukraina.
Ổ cứng dung lượng cao
Nhà khoa học Lubomyr Romankiw lớn lên ở Zhovkva, một thành phố miền tây Ukraina, ngay phía bắc thành phố Lviv. Ông di cư sang Canada và lấy bằng đại học Alberta, sau đó học thạc sĩ và tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts. Từ đó, ông làm việc tại IBM và có hơn 65 bằng sáng chế với nhiều phát minh đã đặt nền móng cho hệ thống máy tính hiện đại.Trong số những phát minh đó có bằng sáng chế cho đầu từ do Romankiw cùng David Thompson đăng ký vào năm 1979. Công nghệ này đã cải thiện theo cấp số nhân cả về dung lượng lưu trữ và tốc độ đọc-ghi so với các thiết bị lưu trữ từ tính thô sơ lúc bấy giờ. Cuối cùng, IBM đã bán ổ cứng được xây dựng bằng công nghệ của Romankiw cho Steve Wozniak, mở đường cho Apple tạo ra máy tính cá nhân đầu tiên của mình.
Linh kiện bán dẫn
Bóng bán dẫn là nhu cầu cốt lõi của máy tính hiện đại. Các nhà sản xuất ngày càng cố thu nhỏ chúng hơn để gia tăng sức mạnh xử lý của điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác. Nhiều người cho rằng các kỹ sư người Mỹ đã đã phát minh ra bóng bán dẫn hiệu ứng trường hiện đại, nhưng thực ra một nhà khoa học tên Julius Lilienfeld sinh ra ở Lviv, Ukraina mới là người nộp bằng sáng chế đầu tiên cho nó.Lilienfeld là học trò của nhà vật lý đáng kính Max Planck, nhưng lại không có nhiều thành tích cao trong suốt sự nghiệp của mình. Trên thực tế, ông là người thiết kế ra bóng bán dẫn nhưng chưa từng lắp đặt thành công.
Động cơ Piezo
Nhà khoa học Viacheslav Lavrinenko thuộc Học viện Bách khoa Igor Sikorsky tại Kyiv đã phát triển động cơ piezo đầu tiên vào năm 1964. Những động cơ này có thể chuyển dòng điện thành năng lượng cơ học với hiệu suất hơn 90%.
Công nghệ cơ bản này đã được ứng dụng rộng rãi, từ hệ thống lấy nét máy ảnh, đến chân tay giả di động, máy gia tốc hạt, ổ đĩa máy tính. Bất cứ nơi nào cần đến hoạt động cơ học quay, rất có thể bạn sẽ tìm thấy một động cơ piezo.
Công nghệ hàn hồ quang
Năm 1803, nhà khoa học tên Vasily Petrov ở Kharkiv, Ukraina, đã phát hiện ra tiềm năng sử dụng điện để chiếu sáng và hàn vật liệu với nhau. Gần 100 năm sau, Nikolai Benardos ở Mostove, Ukraina đã áp dụng lý thuyết đó vào thực tế và được cấp bằng sáng chế cho công nghệ hàn hồ quang, thứ đã trở thành nhu cầu thiết yếu khi làm việc với thép hiện nay.Những người Ukraina khác sau đó đã đạt được những tiến bộ khác trong lĩnh vực này, bao gồm cả việc sử dụng hàn điện cho các mô mềm hữu cơ của Boris Paton.
Máy bay trực thăng
Ukraina có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, nhưng chiếc máy bay lớn nhất thế giới không phải là thành tựu duy nhất của quốc gia này.Chiếc Sikorsky R-4, do Igor Sikorsky, nhà khoa học tiên phong trong ngành hàng không sinh ra ở Kiev thiết kế, là máy bay trực thăng đầu tiên trên thế giới. Nó cũng là chiếc máy bay trực thăng đầu tiên được sử dụng bởi Không quân, Hải quân và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cũng như Lực lượng Không quân và Hải quân của Vương quốc Anh.