EU hiệp đồng để thoát khí đốt Nga

Hải Anh |

Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu mua chung khí đốt trước mùa đông năm nay. Trong khi đó, việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở các quốc gia EU phụ thuộc năng lượng Nga dẫn tới khả năng khối đạt được gói trừng phạt dầu mỏ Nga.

Chương trình mua chung khí đốt bắt đầu trước mùa đông

EU có kế hoạch bắt đầu cùng mua khí đốt trước mùa đông, người đứng đầu chính sách năng lượng của khối thông báo đầu tuần này, Reuters đưa tin. EU đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga và xây dựng một vùng đệm chống lại các cú sốc nguồn cung năng lượng khác.

Tuần trước, Ủy ban Châu Âu, cơ quan điều hành của EU, đề xuất kế hoạch về cách EU từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027, bằng cách tăng tốc đầu tư vào năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng và chuyển sang sử dụng nhiên liệu hóa thạch không phải của Nga.

Nga cung cấp 40% khí đốt cho EU. Kể từ chiến sự Ukraina, Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan, sau khi những nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp. 

Người đứng đầu chính sách năng lượng EU Kadri Simson chia sẻ với Reuters rằng, khối dự định bắt đầu cùng mua khí đốt trong năm nay. Chương trình mua chung của EU có sự hỗ trợ từ một nền tảng mà khối đã ra mắt vào tháng trước. Nền tảng này tổng hợp nhu cầu của các nước và phối hợp sử dụng cơ sở hạ tầng để nhập khẩu khí đốt từ các nguồn không phải Nga.

Việc mua chung khí đốt của EU triển khai theo hướng tự nguyện của các quốc gia. Các nhà phân tích nhận định, kế hoạch này có thể gặp trở ngại trong vấn đề đảm bảo lượng khí đốt đáng kể từ thị trường toàn cầu cũng như sự phức tạp trong việc phối hợp giữa các công ty, chính phủ và Brussels để mua khí đốt.

Theo quan chức năng lượng EU Kadri Simson, khi cùng hành động, các nước EU có thể tiếp cận với những nguồn cung vốn không thể có sẵn nếu đơn độc. "Lượng khí đốt có hạn trên thị trường toàn cầu cho năm nay. Và một phần trong số đó sẽ được tung ra thị trường do các quyết định chính trị" - bà lưu ý.

Quan chức năng lượng EU đồng thời đề cập tới một thỏa thuận giữa Mỹ và EU vào tháng 3 về việc Mỹ cung cấp thêm 15 tỉ mét khối (bcm) khí thiên nhiên hóa lỏng cho Châu Âu trong năm nay. Trong khi đó, vốn dĩ EU nhập khẩu 155 bcm khí đốt Nga mỗi năm.

Brussels cho hay, các quốc gia chủ yếu nên sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng để thay cho lượng khí đốt từ Nga. Dự kiến, ​​nhu cầu khí đốt sẽ giảm 30% vào năm 2030 theo các mục tiêu chống biến đổi khí hậu của EU.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Châu Âu vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Tuần trước, EU nhất trí một đạo luật yêu cầu các quốc gia nạp 80% khí đốt dự trữ trước mùa đông nhằm tạo ra vùng đệm chống lại những cú sốc về nguồn cung khí đốt.

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng dầu mỏ trong khối

Đề xuất của Liên minh Châu Âu vào tuần trước nhằm hỗ trợ cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu thô Nga sẽ tạo cơ hội cho các nước thành viên nhất trí với các biện pháp trừng phạt dầu mỏ Nga, theo người đứng đầu chính sách năng lượng của EU chia sẻ với Reuters ngày 23.5.

Đề xuất trừng phạt mới, bao gồm cả lệnh cấm vận đối với dầu mỏ Nga mà EC đưa ra đầu tháng này đã vấp phải sự phản đối của Hungary, dẫn tới không đạt được sự phê chuẩn của tất cả 27 quốc gia thành viên để được thông qua.

Trong gói đề xuất được công bố vào tuần trước về cách EU từ bỏ nhiên liệu hóa thạch Nga vào năm 2027, Brussels đề nghị hỗ trợ lên tới 2 tỉ euro (2,1 tỉ USD) cho cơ sở hạ tầng dầu mỏ để giúp các quốc gia không giáp biển: Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia chuyển sang các nguồn cung cấp không phải của Nga.

Cao ủy năng lượng EU Kadri Simson cho hay: “Ủy ban thực sự cho thấy sự linh hoạt khi cho phép đầu tư nhiên liệu hóa thạch".

Bà lưu ý, EU từng đạt được thỏa thuận vào tháng 12 năm ngoái để ngừng tài trợ cho cơ sở hạ tầng xuyên biên giới bằng nhiên liệu hóa thạch nhằm ủng hộ các mục tiêu về khí hậu.

"Sự linh hoạt này là cần thiết để tạo cơ hội cho các quốc gia không giáp biển đồng thuận với các biện pháp trừng phạt này" - bà chỉ ra.

Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga, cần khoảng 750 triệu euro đầu tư ngắn hạn để ứng phó được với lệnh cấm vận dầu mỏ Nga.

"Chúng tôi thực sự đang cố gắng đảm bảo rằng không quốc gia thành viên nào phải đối mặt với vấn đề an ninh nguồn cung. Đây cũng là lý do chúng tôi đã thêm vào kế hoạch RePowerEU danh sách các dự án đường ống cần thiết sẽ cung cấp các phương án thay thế cho những quốc gia không giáp biển" - bà Simson nói. RePowerEU là đề xuất của EU trong việc cắt giảm phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga.

Bà Simson chỉ ra, trong chuyến thăm Budapest vào tháng này, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã vạch ra cách thức EU hỗ trợ nâng cấp các nhà máy lọc dầu của Hungary hiện được thiết kế để tiếp nhận dầu thô Urals của Nga và một đường ống dẫn dầu từ Croatia.

Bà Simson không cho biết khi nào khối dự kiến đạt được thỏa thuận về trừng phạt dầu mỏ Nga. Ngày 23.5, một số chính phủ EU đã kêu gọi đạt được thỏa thuận trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo các nước EU vào ngày 30.5.

Trong khi hầu hết các quốc gia EU sẽ phải thực hiện toàn diện lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga trong vòng vài tháng sau khi được thông qua, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech được đề nghị miễn trừ thực hiện lệnh cấm trong một khoảng thời gian.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Đức xoay xở tìm nguồn thay thế khí đốt Nga

Hải Anh |

Đức đang quan tâm tới dự án khai thác khí đốt lớn ở Senegal. Bên cạnh đó, nỗ lực của Đức nhằm đảm bảo thêm khí đốt từ Qatar chỉ đạt được những kết quả khiêm tốn.

Lãnh đạo công ty dầu mỏ Nga cảnh báo EU: Dầu thô Nga là không thể thay thế

Thanh Hà |

Cựu lãnh đạo công ty dầu mỏ tư nhân lớn nhất Nga cảnh báo EU rằng dầu thô Nga là không thể thay thế.

Nước Châu Âu thứ 3 bị Nga cắt khí đốt đã có ngay phương án ứng phó

Thanh Hà |

Nga cắt khí đốt sang Phần Lan từ hôm nay (21.5) và quốc gia Bắc Âu này đã công bố ngay phương án để thoát khí đốt Nga.

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Kỳ vọng ở cụm công nghiệp trăm tỉ ở miền núi Thái Nguyên

Việt Bắc |

Cụm công nghiệp Tân Dương tại huyện miền núi Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng với kỳ vọng tạo việc làm cho trên 4.500 lao động địa phương.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Đức xoay xở tìm nguồn thay thế khí đốt Nga

Hải Anh |

Đức đang quan tâm tới dự án khai thác khí đốt lớn ở Senegal. Bên cạnh đó, nỗ lực của Đức nhằm đảm bảo thêm khí đốt từ Qatar chỉ đạt được những kết quả khiêm tốn.

Lãnh đạo công ty dầu mỏ Nga cảnh báo EU: Dầu thô Nga là không thể thay thế

Thanh Hà |

Cựu lãnh đạo công ty dầu mỏ tư nhân lớn nhất Nga cảnh báo EU rằng dầu thô Nga là không thể thay thế.

Nước Châu Âu thứ 3 bị Nga cắt khí đốt đã có ngay phương án ứng phó

Thanh Hà |

Nga cắt khí đốt sang Phần Lan từ hôm nay (21.5) và quốc gia Bắc Âu này đã công bố ngay phương án để thoát khí đốt Nga.