EU lên kế hoạch tự chủ năng lượng để "thoát Nga"

Song Minh |

EU công bố kế hoạch tự chủ năng lượng để đối phó với tình trạng giá cả tăng chóng mặt và tránh phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Nga.

Ngày 14.9, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cam kết Liên minh Châu Âu (EU) sẽ cải cách sâu rộng thị trường điện để đối phó với tình trạng giá năng lượng tăng chóng mặt và để tránh phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Nga.

Kế hoạch cải cách nhằm khẳng định khả năng tự chủ năng lượng của Châu Âu và để tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga vì phát động chiến dịch quân sự tại Ukraina. AFP dẫn lời bà von der Leyen phát biểu tại Nghị viện Châu Âu rằng thị trường điện sẽ được cải cách hoàn toàn và sâu rộng vì phương pháp hiện hành không còn công bằng cho người tiêu dùng và phải gộp cả thành quả từ năng lượng tái tạo có giá thấp.

Do đó, giá điện sẽ được tách khỏi giá khí đốt. Mức trần thu nhập áp dụng đối với các nhà sản xuất điện từ năng lượng tái tạo và hạt nhân sẽ cho phép các nước thành viên EU thu về được hơn 140 tỉ euro. Số tiền này được tái phân phối cho các hộ gia đình và doanh nghiệp khó khăn.

Ngoài ra, EU sẽ thành lập một ngân hàng công dành cho nhiên liệu hydro, có khả năng đầu tư đến 3 tỉ euro, để xây dựng thị trường mới cho loại năng lượng đang phát triển này. Mục tiêu là có thể sản xuất 10 triệu tấn hydrogen tái tạo hàng năm trong EU từ giờ đến năm 2030 và sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất thép, xi măng hoặc hóa chất, dược phẩm mà không thải khí CO2. Biện pháp phát triển các loại năng lượng tái tạo nằm trong kế hoạch “RePower EU” được Ủy ban Châu Âu giới thiệu hồi tháng 5.

Là một phần của gói biện pháp rộng hơn, cơ quan giám sát chứng khoán của EU sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục thị trường tạm thời trước ngày 22.9 để giúp giảm bớt tình trạng siết chặt thanh khoản mà các công ty năng lượng phải đối mặt. Các công ty tiện ích phải cung cấp tài sản thế chấp cho cơ quan quản lý trước khi họ bán điện cho khách hàng để đề phòng trường hợp vỡ nợ. Khi giá khí đốt tăng cao, nhu cầu về tài sản thế chấp cũng tăng theo.

“Chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan quản lý thị trường để giảm bớt những vấn đề này bằng cách sửa đổi các quy định về tài sản thế chấp - và bằng cách thực hiện các biện pháp để hạn chế sự biến động giá trong ngày” - bà von der Leyen nói.

Giá khí đốt và điện của Châu Âu đã tăng vọt trong năm nay khi Nga cắt giảm xuất khẩu nhiên liệu để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết mức giá cao hơn này vẫn là động lực chi phối lạm phát trong khu vực đồng euro.

Các chính phủ Châu Âu đã phản ứng bằng các biện pháp từ áp trần giá điện, hạn mức khí đốt tiêu dùng đến cung cấp tín dụng và bảo lãnh cho các nhà cung cấp điện có nguy cơ sụp đổ. "Các nước thành viên EU đã đầu tư hàng tỉ euro để hỗ trợ các hộ gia đình dễ bị tổn thương. Nhưng chúng tôi biết rằng điều này sẽ không đủ" - Reuters dẫn lời bà von der Leyen phát biểu trước Nghị viện Châu Âu.

Trong các bước riêng biệt để cố gắng và bảo vệ người tiêu dùng khỏi lạm phát cao kỷ lục, Pháp đã công bố giá trần năng lượng mới cho năm 2023 và Đan Mạch chuẩn bị mức trần tạm thời của riêng mình đối với hóa đơn năng lượng. Tại Đức, Uniper - nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga - cho biết chính phủ có thể quốc hữu hoá để giúp công ty đối phó với cuộc khủng hoảng.

Kế hoạch của EU không bao gồm ý tưởng trước đó là áp giá trần với khí đốt của Nga, sau khi Mátxcơva cảnh báo có thể cắt tất cả các nguồn cung cấp nhiên liệu nếu kế hoạch này được đưa ra. Tuy nhiên, EU cho biết vẫn đang xem xét kế hoạch áp giá trần không chỉ với khí đốt của Nga mà rộng hơn - động thái vốn đã gây chia rẽ các quốc gia thành viên và không được đưa vào đề xuất hôm 14.9.

Giá khí đốt chuẩn của Châu Âu đã tăng lên khoảng 208 euro mỗi megawatt giờ (MWh), thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục của tháng 8 là trên 343 euro, nhưng tăng hơn 200% so với một năm trước.

Châu Âu chạy đua để bổ sung dự trữ khí đốt và đã đạt được mục tiêu lấp đầy 80% công suất. Nhưng việc cắt giảm nguồn cung của Nga, mà Mátxcơva nói là do các lệnh trừng phạt cản trở việc bảo trì, khiến cho mùa đông trở nên không chắc chắn. Nga tuyên bố có nhiều quốc gia khác sẵn sàng mua năng lượng của nước này khi Châu Âu tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Nga.

Nhà phân tích Zongqiang Luo của Rystad cho biết, nhiều tháng xung đột địa chính trị đã khiến thị trường khí đốt Châu Âu bị ảnh hưởng, giá cả biến động do thiếu nguồn cung, khả năng can thiệp thị trường và sự không chắc chắn lớn hơn.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Belarus chẻ củi, “giúp Châu Âu không đóng băng”

Ngọc Vân |

Văn phòng Báo chí của Tổng thống Belarus đăng video Tổng thống Alexander Lukashenko chẻ củi, tuyên bố sẽ không để Châu Âu đóng băng trong mùa đông này.

Tập đoàn dầu khí Na Uy rời Nga: Nhận 1 USD, để lại 1 tỉ USD

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Equinor của Na Uy đồng ý bán cho tập đoàn dầu khí Nga Rosneft cổ phần với giá 1 USD và để lại tài sản trị giá 1 tỉ USD cho Rosneft.

EU xây đường ống 13 tỉ USD thay thế khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng thay thế khí đốt Nga bằng đường ống mới trị giá 13 tỉ USD.

Lượng rác khổng lồ trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý lượng rác khổng lồ tràn ra vịnh Hạ Long, chủ yếu từ các khu nuôi trồng thủy sản bị bão số 3 đánh tan tành.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.

Cả gia đình thoát nạn lở đất nhờ sơ tán kịp thời

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một gia đình may mắn thoát nạn bởi mới di dời khỏi căn nhà được vài chục phút thì lở đất ập tới làm sập nhà.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Tổng thống Belarus chẻ củi, “giúp Châu Âu không đóng băng”

Ngọc Vân |

Văn phòng Báo chí của Tổng thống Belarus đăng video Tổng thống Alexander Lukashenko chẻ củi, tuyên bố sẽ không để Châu Âu đóng băng trong mùa đông này.

Tập đoàn dầu khí Na Uy rời Nga: Nhận 1 USD, để lại 1 tỉ USD

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Equinor của Na Uy đồng ý bán cho tập đoàn dầu khí Nga Rosneft cổ phần với giá 1 USD và để lại tài sản trị giá 1 tỉ USD cho Rosneft.

EU xây đường ống 13 tỉ USD thay thế khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng thay thế khí đốt Nga bằng đường ống mới trị giá 13 tỉ USD.