Hồi sinh virus zombie an nghỉ 48.500 năm trong băng vĩnh cửu

Thanh Hà |

Nhiệt độ ấm hơn ở Bắc Cực đang làm tan băng vĩnh cửu và có khả năng khuấy động các loại virus nằm im trong hàng chục nghìn năm, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và động vật.

Mối đe dọa có thực

Khi băng vĩnh cửu tan ra làm lây lan đại dịch do mầm bệnh từ xa xưa là điều có rủi ro thấp.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nhân loại đang đánh giá không đúng mức về khả năng này, CNN thông tin.

Chất thải hóa học và phóng xạ có từ thời Chiến tranh Lạnh, có khả năng gây hại cho động vật hoang dã và phá vỡ hệ sinh thái, cũng có thể được giải phóng trong quá trình băng tan.

Kimberley Miner, nhà khoa học khí hậu tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực NASA tại Viện Công nghệ California ở Pasadena, California, Mỹ, cho biết: “Có rất nhiều điều đáng lo ngại đang xảy ra với lớp băng vĩnh cửu và thực sự cho thấy tầm quan trọng của việc chúng ta phải giữ càng nhiều lớp băng vĩnh cửu càng tốt".

Lớp băng vĩnh cửu bao phủ 1/5 Bắc bán cầu, đã củng cố vùng lãnh nguyên Bắc Cực và các khu rừng phương bắc của Alaska (Mỹ), Canada và Nga trong nhiều thiên niên kỷ.

Lớp băng vĩnh cửu giống như viên nang thời gian, bảo quản các loại virus cổ đại, xác ướp của một số loài động vật đã tuyệt chủng.

Các nhà khoa học đã khai quật và nghiên cứu một số xác ướp động vật trong những năm gần đây, bao gồm 2 con sư tử hang và 1 con tê giác lông mượt.

Băng vĩnh cửu là phương tiện lưu trữ tốt không chỉ vì lạnh mà bởi đó là môi trường không có ôxy mà ánh sáng không xuyên qua được.

Nhưng nhiệt độ ở Bắc Cực ngày nay đang nóng lên nhanh hơn 4 lần so với phần còn lại của hành tinh, làm suy yếu lớp băng vĩnh cửu trên cùng.

Jean-Michel Claverie - giáo sư danh dự về y học và bộ gene tại Trường Y Đại học Aix-Marseille ở Marseille, Pháp. Ảnh: Jean-Michel Claverie
Jean-Michel Claverie - giáo sư danh dự về y học và bộ gene tại Trường Y Đại học Aix-Marseille ở Marseille, Pháp. Ảnh: Jean-Michel Claverie

Để hiểu rõ về những rủi ro mà virus đóng băng gây ra, Jean-Michel Claverie - giáo sư danh dự về y học và bộ gene tại Trường Y Đại học Aix-Marseille ở Marseille, Pháp - đã thử nghiệm các mẫu đất lấy từ băng vĩnh cửu ở Siberia để xem có hạt virus nào trong đó vẫn có khả năng lây nhiễm hay không.

Ông tìm kiếm thứ mà ông gọi là những virus "zombie" và đã tìm thấy một vài virus này.

Thợ săn virus

Giáo sư Claverie nghiên cứu 1 loại virus cụ thể mà ông phát hiện lần đầu tiên năm 2003.

Được gọi là virus khổng lồ, chúng lớn hơn nhiều so với virus thông thường và có thể quan sát được dưới kính hiển vi ánh sáng thông thường chứ không cần kính hiển vi điện tử.

Những nỗ lực của ông nhằm phát hiện virus bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu được truyền cảm hứng một phần từ nhóm các nhà khoa học Nga.

Trước đó, năm 2012, các nhà khoa học Nga đã hồi sinh loài hoa dại từ mô hạt 30.000 năm tuổi được tìm thấy trong hang của một con sóc.

Kể từ đó, các nhà khoa học cũng thành công trong việc hồi sinh các động vật cực nhỏ thời cổ đại.

Năm 2014, ông đã tìm cách hồi sinh một loại virus mà ông cùng nhóm cộng sự đã phân lập được từ băng vĩnh cửu, khiến virus có thể lần đầu lây nhiễm sau 30.000 năm trong băng vĩnh cửu bằng cách đưa virus vào tế bào nuôi cấy.

Để đảm bảo an toàn, ông chọn nghiên cứu loại virus chỉ có thể nhắm vào amip đơn bào, không phải động vật hay con người.

Ông lặp lại thành quả này vào năm 2015 khi phân lập một loại virus khác cũng nhắm mục tiêu amip. Và trong nghiên cứu mới nhất công bố vào ngày 18.2 năm nay trên tạp chí Viruses, giáo sư Claverie và cộng sự đã phân lập được một số chủng virus cổ đại từ nhiều mẫu băng vĩnh cửu lấy từ 7 nơi khác nhau trên khắp Siberia.

Những chủng mới nhất được hồi sinh đại diện cho 5 họ virus mới, ngoài 2 họ virus mà ông đã hồi sinh trước đó.

Trong 5 chủng, mẫu lâu đời nhất gần 48.500 năm tuổi, được lấy từ mẫu đất ở một hồ nước ngầm sâu 16m. Mẫu trẻ nhất, được tìm thấy trong dạ dày và da của một con voi ma mút lông xoăn đã 27.000 năm tuổi.

Giáo sư Claverie nói rằng, virus lây nhiễm amip vẫn lây nhiễm sau một thời gian dài là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn lớn hơn.

Ông lo ngại mọi người coi nghiên cứu của mình là một sự tò mò khoa học và không đánh giá đúng mối đe dọa nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng khi virus cổ đại sống lại.

“Chúng tôi coi những virus lây nhiễm amip này là đại diện thay thế cho tất cả các virus khả thi khác có thể tồn tại trong lớp băng vĩnh cửu" - ông Claverie nói.

Giáo sư Trường Y Đại học Aix-Marseille chia sẻ thêm: “Chúng tôi thấy dấu vết của rất, rất nhiều loại virus khác. Vì vậy, chúng tôi biết virus đang ở đó. Chúng tôi không biết chắc chắn là những virus đó có còn sống hay không nhưng lập luận của chúng tôi là nếu virus amip vẫn còn sống thì không có lý do gì những virus khác không còn sống và có khả năng lây nhiễm cho vật chủ chứa virus".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Lệnh trừng phạt Nga có thể sẽ truất ngôi vương của đồng USD

Thanh Hà |

Đồng USD thống trị thế giới tài chính trong gần 8 thập kỷ kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Hiện nay, một cuộc chiến khác đang tạo tiền đề cho nhiều quốc gia khám phá khả năng giảm thiểu đồng USD trong thương mại, đặt ra câu hỏi về vị thế của đồng tiền này trong tương lai.

Cách thức để các nước giàu giúp Pakistan tái thiết hậu thảm họa

Thanh Hà |

Sau nhiều tháng sống trong trại cho người di tản ở Pakistan, Rajab và Jado đang xây lại một ngôi nhà mà họ biết là có thể không tồn tại lâu.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

Chưa đóng cửa mỏ vàng cũ, đã giao đất để làm mỏ vàng mới

HƯNG THƠ |

Công ty trây ỳ trả lại đất ở mỏ vàng A Pey A được tỉnh Quảng Trị cho thuê đất để thực hiện dự án mỏ vàng A Vao.

Đình chỉ 2 chủ tịch xã ở Lào Cai do lơ là phòng chống bão lũ

Bảo Nguyên |

UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định đình chỉ công tác đối Chủ tịch UBND xã Trung Lèng Hồ và Pa Cheo do vi phạm quy định phòng, chống bão lũ.

Ukraina nói về kết quả cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga

Thanh Hà |

Ukraina cho rằng, cuộc tấn công của Ukraina vào khu vực Kursk đã làm chậm bước tiến của Nga trong khi phía Nga cho biết đã giành lại 10 ngôi làng.

"Phông bạt" trên Facebook là căn bệnh và cần thuốc chữa

AN NGUYÊN - THÙY TRANG |

Nhiều người bị phát hiện chỉnh sửa hình ảnh, làm giả hóa đơn chuyển khoản để “thổi phồng” số tiền và “phông bạt” trên Facebook nhằm đánh bóng tên tuổi.

Xe bán tải bị nước cuốn trôi, 1 phụ nữ tử vong ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 14.9, Công an thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã bàn giao thi thể người phụ nữ đi xe bán tải bị nước cuốn, để gia đình lo hậu sự.

Lệnh trừng phạt Nga có thể sẽ truất ngôi vương của đồng USD

Thanh Hà |

Đồng USD thống trị thế giới tài chính trong gần 8 thập kỷ kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Hiện nay, một cuộc chiến khác đang tạo tiền đề cho nhiều quốc gia khám phá khả năng giảm thiểu đồng USD trong thương mại, đặt ra câu hỏi về vị thế của đồng tiền này trong tương lai.

Cách thức để các nước giàu giúp Pakistan tái thiết hậu thảm họa

Thanh Hà |

Sau nhiều tháng sống trong trại cho người di tản ở Pakistan, Rajab và Jado đang xây lại một ngôi nhà mà họ biết là có thể không tồn tại lâu.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.