Ông Putin cập nhật tin quan trọng về ICBM Sarmat “bất khả chiến bại”

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM Sarmat đầu tiên sẽ trực chiến vào cuối năm 2022.

Tổng thống Vladimir Putin thông báo, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM Sarmat mới nhất của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sẽ được triển khai vào năm 2022.

“Chúng tôi đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng ICBM Sarmat. Theo kế hoạch, hệ thống đầu tiên như vậy sẽ đi vào trực chiến từ cuối năm nay” - RT dẫn lời ông Putin phát biểu hôm 21.6.

Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga sẽ tăng cường và hiện đại hóa hơn nữa các lực lượng vũ trang. Việc triển khai ICBM Sarmat sẽ diễn ra như một phần trong quá trình xây dựng quân đội Nga hùng mạnh hơn.

Tổng thống Nga trước đó đã ca ngợi tên lửa Sarmat là một "vũ khí thực sự độc đáo" sẽ đảm bảo an ninh của đất nước ông khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài. Ông Putin đã nói rằng Sarmat sẽ khiến những người cố gắng đe dọa Nga bằng những lời hùng biện gây hấn phải suy nghĩ lại.

ICBM Sarmat đã được phóng thử hồi tháng 4. Tên lửa này sẽ thay thế các hệ thống Voyevoda cũ hơn - được NATO định danh là SS-18 Satan.

Nga thử thành công ICBM Sarmat. Video: Bộ Quốc phòng Nga

Ông Dmitry Rogozin - Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos - cho biết hồi tháng 4 rằng Sarmat, được mệnh danh là “Satan 2”, là tên lửa mạnh nhất trong cùng lớp về tầm bắn và đầu đạn. Theo ông Rogozin, Sarmat được thiết kế để "bất khả chiến bại" với tất cả các hệ thống phòng không hiện có. Sarmat nhanh hơn nhiều so với Voyevoda và "có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi hầu như không giới hạn”.

ICBM Sarmat (RS-28) được phát triển tại Trung tâm Tên lửa quốc gia mang tên V.P. Makeyev từ năm 2011. Makeyev chủ yếu phát triển các ICBM triển khai trên biển. Theo các chuyên gia, ICBM Sarmat có khả năng đưa đầu đạn tách rời nặng tới 10 tấn bắn đến bất kỳ địa điểm nào trên thế giới, kể cả qua Bắc Cực và Nam Cực.

Tên lửa này nặng 208,1 tấn, trang bị 10-15 đầu đạn MIRV (đa đầu đạn phân hướng, mỗi đầu có khả năng nhắm vào nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một lúc), trọng tải đầu đạn là gần 10 tấn và nhiên liệu là 178 tấn. Tầm bắn của ICBM Sarmat là 18.000km.

Động cơ tầng đầu của Sarmat là động cơ PDU-99 (phát triển từ động cơ RD-274). Tên lửa nhiên liệu lỏng Sarmat đạt tốc độ tới Mach 20,7, tương đương 25.560km/h.

Nga phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Nga phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Đại tá Sergey Karakayev - Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga - đã tuyên bố trong tháng này rằng việc hiện đại hóa với các tên lửa sẵn sàng chiến đấu hàng đầu, bao gồm cả Sarmat và vũ khí lướt siêu thanh Avangard, sẽ đạt 86% vào cuối năm 2022.

Hồi tháng 4, phát ngôn viên Lầu Năm Góc lúc đó là John Kirby đã hạ thấp tầm quan trọng của vụ thử Sarmat, nói rằng Mátxcơva đã “thông báo chính xác” trước cho Washington, như nghĩa vụ phải làm theo Hiệp ước START mới năm 2011, trong đó đặt ra các giới hạn đối với vũ khí hạt nhân của hai nước. Ông Kirby nói với các phóng viên, thử nghiệm là một công việc thường xuyên và không có gì ngạc nhiên.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov từng nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu sự tồn tại của nước này bị đe dọa.

Cũng trong bài phát biểu hôm 21.6, Tổng thống Putin cho hay, quân đội đã bắt đầu nhận được các hệ thống phòng thủ tên lửa S-500.

S-500 của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
S-500 của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Ông Putin tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-500, được thiết kế để đánh chặn máy bay và tên lửa, đồng thời có thể có một số khả năng chống vệ tinh. Theo nhà lãnh đạo Nga, không có hệ thống tên lửa nào trên thế giới sánh được với S-500.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và củng cố các lực lượng vũ trang, có tính đến các mối đe dọa và rủi ro quân sự tiềm tàng” - ông Putin nói.

S-500 có tầm bắn 400-600km, được thiết kế chuyên để thực hiện nhiệm vụ tìm diệt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cũng như tên lửa hành trình siêu vượt âm và máy bay chiến đấu của đối phương.

S-500 có khả năng phát hiện và tấn công cùng lúc 10 mục tiêu tên lửa đạn đạo siêu thanh bay với tốc độ 25.000km/h - điều mà chưa có hệ thống nào trên thế giới có thể làm được.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Nga Putin thông báo quyết định về “rồng lửa” S-500

Song Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 trong quân đội Nga.

Tướng Ba Lan đề xuất NATO ra tối hậu thư với Nga

Ngọc Vân |

Cựu lãnh đạo an ninh quốc gia Ba Lan kêu gọi NATO ra tối hậu thư với Nga trong bối cảnh Mátxcơva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Nga tiết lộ khả năng đáng gờm của tên lửa bất khả chiến bại Sarmat

Hải Anh |

Sarmat, tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Nga có khả năng mang theo một số vũ khí siêu thanh, một sĩ quan quân đội cấp cao của Nga tiết lộ ngày 24.4.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.