Tham vọng thống trị thị trường LNG
Tháng 2.2021, Qatar vạch ra kế hoạch đến năm 2027 sẽ mở rộng sản xuất hơn 50% khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đảm bảo sự thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu LNG trong ít nhất hai thập kỷ.
Khi làm như vậy, Qatar về cơ bản tham vọng rằng không quốc gia nào khác có thể sánh kịp sản lượng của nước này, do đó thiết lập sự thống trị trong lĩnh vực LNG trong tương lai gần. Giờ đây, rất có thể các nhà lãnh đạo Qatar đang hối hận về động thái đó.
Rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ năm 2021. Đại dịch COVID-19 kéo dài hơn hầu hết mọi người có thể dự đoán, gây ra tác động lớn đối với hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế trên hành tinh.
Và sau đó, khi các triển vọng kinh tế vẫn mù mịt và các ngành năng lượng trải qua sự biến động cực độ khi cố gắng điều chỉnh mức cung và cầu không thể đoán trước trong một bối cảnh chưa từng có, thì Nga - nhà xuất khẩu dầu và khí đốt, LNG lớn thứ hai thế giới thế giới sau Saudi Arabia - tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.
Kết quả là sự hỗn loạn. Các mối đe dọa trừng phạt đã biến thành một cuộc chiến năng lượng toàn diện, ngành năng lượng của châu Âu rơi vào khủng hoảng và tình hình địa chính trị mãi mãi thay đổi.
Giờ đây, Qatar đang mắc kẹt với một lượng lớn LNG và một thị trường đang thay đổi. Không phải là nhu cầu thấp, mà vấn đề là không ai muốn kí một thỏa thuận dài hạn về LNG khi thị trường quá biến động và rất nhiều nhà sản xuất năng lượng lớn khác đang thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng của riêng họ.
Bloomberg cho hay, hiện tại thế giới cần LNG, nhưng từ giữa thập kỷ này nhu cầu có thể sẽ không nhiều, do nhiều dự án có thể trùng với các dự án ở Mỹ và một số nơi khác. Trong khi đó, Doha nhấn mạnh vào các điều khoản hợp đồng đặc biệt nghiêm ngặt với thời hạn dài - điều đang khiến những người mua tiềm năng e ngại.
Các dự án LNG khổng lồ
Ngoài sản lượng LNG khổng lồ của Qatar, các dự án khổng lồ trị giá hàng tỉ USD khác đang được tiến hành để thúc đẩy sản xuất ở Australia, trong khi Mỹ đang trên đường giành lại vị trí là nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, vượt qua Australia và Qatar.
Một khi tất cả các dự án lớn này đi vào hoạt động cùng thời điểm trong thập kỷ tới, thị trường sẽ tràn ngập khí tự nhiên dồi dào và rẻ, và ba ông lớn - Mỹ, Australia và Qatar - có thể sẽ phải giữ giá tương đối thấp để cạnh tranh với nhau.
Tất cả các siêu nhà sản xuất LNG này đều đang tăng cường sản xuất với kì vọng rằng cơn khát khí đốt của thị trường châu Á sẽ hầu như không thể nguôi ngoai trong những thập kỷ tới.
Khi các nền kinh tế lớn bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục mở rộng và đấu tranh để duy trì an ninh năng lượng trước nhu cầu ngày càng tăng, họ phải đối mặt với cái được gọi là bộ ba bất khả thi về năng lượng: Đảm bảo nguồn cung năng lượng an toàn và đáng tin cậy; giữ giá năng lượng phải chăng; và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.
Dự kiến khí đốt tự nhiên sẽ là chìa khóa để cân bằng bộ ba bất khả thi trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù là nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo, khí tự nhiên có lượng khí thải carbon thấp hơn đáng kể so với dầu và than, giá khí đốt cũng tương đối rẻ, phong phú và có cơ sở hạ tầng quan trọng hiện có để hỗ trợ phát triển trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu.
Do đó, khí tự nhiên hóa lỏng LNG, dạng nhiên liệu dễ vận chuyển nhất, được coi là bước đệm quan trọng giữa nhiên liệu hóa thạch bẩn hơn và năng lượng không phát thải trên con đường khử carbon toàn cầu.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, “với thời gian cần thiết để xây dựng năng lượng tái tạo mới và thực hiện các cải tiến hiệu quả năng lượng, khí đốt vẫn là phương án tiềm năng nhanh chóng để giảm phát thải”.
Tuy nhiên, khi rất nhiều quốc gia nhảy vào sản xuất LNG, có mối lo ngại lớn về việc liệu nhu cầu về khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu có thực sự theo kịp với sự gia tăng nguồn cung hay không.
Cũng có những lo ngại từ các nhà môi trường về việc không có thời gian để đưa vào giai đoạn “bước đệm” giữa than và cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, cho rằng thay vào đó, các quốc gia đang phát triển phải đi tắt đón đầu giai đoạn này.
Tuy nhiên, các dự án hiện tại đang được tiến hành ở Qatar, Australia và Mỹ hầu như không đảm bảo rằng khí đốt sẽ chiếm ưu thế trong nhiều tổ hợp năng lượng quốc gia trong hai thập kỷ tới, vì nó gần như chắc chắn sẽ có giá cả phải chăng, dồi dào và đủ gần để có được các nhà lãnh đạo chính sách bật đèn xanh.