Tác động rõ nét với thương mại toàn cầu khi Trung Quốc kết thúc phong toả

Thanh Hà |

Cây viết Alan Beattie của Financial Times nhận định, tác động rõ ràng của việc Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa COVID-19 chắc chắn sẽ là một trong những sự kiện kinh tế của năm 2023.

Về mặt tích cực, tiêu dùng tăng mạnh ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu ở những nơi khác. Ở chiều ngược lại, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc cao hơn có nghĩa là nhu cầu về nhiên liệu và đặc biệt là LNG nhiều hơn, có thể dẫn tới cú sốc về giá năng lượng.

Bên cạnh đó, nếu việc Trung Quốc mở cửa trở lại dẫn tới một đợt gia tăng ca bệnh mới và một cuộc khủng hoảng y tế thì đó có thể là một lực cản hơn là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.

Tác động của việc Trung Quốc kết thúc phong toả và mở cửa trở lại đối với toàn cầu hóa và đặc biệt là hệ thống thương mại hàng hóa cũng không rõ ràng. Thoạt tiên, việc mở cửa được xem là tích cực khi có thể giúp khai thông các tuyến đường vận chuyển và vận tải đường bộ của Trung Quốc, giảm căng thẳng trong chuỗi giá trị. Nhưng quá trình chuyển đổi này có thể bấp bênh. Tương tự như tăng trưởng nói chung, các cảng và nhà máy phải chịu rủi ro khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Từ góc độ nhu cầu trong nước, Trung Quốc có thể đạt thặng dư thương mại lớn nhưng không còn chỉ là một cỗ máy xuất khẩu: Với giá trị nhập khẩu 2,7 nghìn tỉ USD vào năm 2021 so với 2,8 nghìn tỉ USD của Mỹ, Trung Quốc là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai thế giới.

Về mặt tích cực, mức tiêu thụ tăng mạnh có thể bổ sung cho nhu cầu toàn cầu. Mặt khác, lưu lượng container nhiều hơn có thể dẫn tới việc thế giới phải chứng kiến sự trở lại của những căng thẳng trong chuỗi cung ứng bắt đầu ghi nhận từ năm 2020.

Việc mở cửa trở lại diễn ra vào thời điểm tình trạng tắc nghẽn đó đang nhanh chóng được giải quyết nhưng không phải theo những góc độ mà mọi người mong muốn. Giá cước vận tải trung bình và thời gian chờ tàu chở hàng giảm trong nửa đầu năm ngoái không phải do hiệu quả hoạt động của các cảng và vận chuyển cao hơn mà do triển vọng tăng trưởng toàn cầu và do đó lưu lượng hàng hóa nhanh chóng giảm.

Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc mở cửa dè dặt thời điểm đó làm trầm trọng thêm căng thẳng với chuỗi cung ứng trong năm 2022 bởi tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 trong đội ngũ nhân sự chuỗi cung ứng tăng, nhưng không nhiều.

Cảng container Kwai Chung ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Cảng container Kwai Chung ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Các nhà kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tạo ra một chỉ số tổng hợp về sức ép chuỗi cung ứng bao gồm thời gian giao hàng và lượng hàng hóa dự trữ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa giảm mạnh đồng nghĩa với việc chỉ số này giảm nhanh trong năm ngoái từ mức cao nhất là 4,3 độ lệch chuẩn trên mức trung bình lịch sử vào cuối năm 2021 xuống còn 0,9 độ lệch chuẩn vào tháng 9.2022.

Chỉ số này đã ngừng giảm và ổn định trong 3 tháng qua, với các nhà kinh tế chỉ ra tắc nghẽn thúc đẩy từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại là nguyên nhân chính.

Khi có nhiều ca lây nhiễm COVID-19 hơn, ngoài vấn đề con người, sức ép lên chuỗi cung ứng có thể cao hơn. Nhưng như các nhà kinh tế ở Mỹ chỉ ra, gián đoạn nguồn cung thương mại toàn cầu do COVID-19 gây thiệt hại nhiều hơn vì chúng xảy ra cùng lúc ở mọi nơi.

Một trong những tác động của đại dịch và gia tăng căng thẳng chính trị toàn cầu là sự chuyển đổi nguồn cung ứng của các công ty đa quốc gia sang các địa điểm sản xuất thay thế Trung Quốc như Ấn Độ và Việt Nam, những quốc gia không gặp phải vấn đề phong tỏa tương tự.

Vẫn còn những câu hỏi về việc liệu tắc nghẽn chuỗi cung ứng có phải là một vấn đề nghiêm trọng hay không. Các cảng bờ Tây Mỹ từng có hàng dài tàu chờ cập cảng trong 2021. Nhưng những cảng đó vẫn đang xử lý lượng hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là hàng tiêu dùng lâu bền và tình trạng đình trệ không ngăn được xuất khẩu toàn cầu phục hồi sau cú sốc COVID-19.

Dù mức tiêu thụ tổng thể đã giảm, nhưng nhu cầu với hàng hóa lâu bền vẫn cao, có nghĩa là tình trạng tắc nghẽn do nhu cầu thúc đẩy có thể xuất hiện trở lại nếu mức tiêu thụ của Trung Quốc tăng trở lại.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại - trừ khi dẫn tới những kịch bản sức khoẻ không mong muốn và phải đảo ngược lại quyết định - gần như chắc chắn là điều tốt cho thương mại và toàn cầu hóa. Phần còn lại của thế giới cần nhiều xuất khẩu hơn ngay cả khi có nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng. Chính xác là không ai muốn tình trạng tắc nghẽn vận chuyển quay trở lại, nhưng so với khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu thì tắc nghẽn không phải là một vấn đề tồi tệ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Du lịch nội địa Trung Quốc tăng đột biến trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, số người du lịch trong Trung Quốc đã tăng 74% kể từ năm 2022 sau khi chính quyền dỡ bỏ các biện pháp ngừa COVID-19.

Du khách Trung Quốc sẽ bùng nổ trở lại ở Đông Nam Á

Ngọc Vân |

Theo Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, dự kiến sẽ là các nước đón du khách Trung Quốc nhiều nhất trong năm 2023.

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa tối tân tập trận với Trung Quốc, Nam Phi

Thanh Hà |

Tàu khu trục Nga được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon sẽ tham gia cuộc tập trận chung 3 bên với Trung Quốc, Nam Phi vào tháng 2.

Tìm giải pháp để sử dụng Văn Quyết một cách hữu hiệu

TAM NGUYÊN |

Nếu huấn luyện viên Kim Sang-sik gọi Nguyễn Văn Quyết chỉ để yên lòng dư luận thì miễn bàn, nhưng nếu muốn khai thác khả năng của anh, giải pháp nào phù hợp nhất?

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Cát tặc bị xử phạt sau phản ánh của Báo Lao Động

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sau khi Báo Lao Động phản ánh tình trạng khai thác cát trái phép, huyện Gio Linh chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, xác minh và xử phạt đối tượng vi phạm.

Du lịch nội địa Trung Quốc tăng đột biến trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, số người du lịch trong Trung Quốc đã tăng 74% kể từ năm 2022 sau khi chính quyền dỡ bỏ các biện pháp ngừa COVID-19.

Du khách Trung Quốc sẽ bùng nổ trở lại ở Đông Nam Á

Ngọc Vân |

Theo Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, dự kiến sẽ là các nước đón du khách Trung Quốc nhiều nhất trong năm 2023.

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa tối tân tập trận với Trung Quốc, Nam Phi

Thanh Hà |

Tàu khu trục Nga được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon sẽ tham gia cuộc tập trận chung 3 bên với Trung Quốc, Nam Phi vào tháng 2.