Luật gia Bùi Thị Nhung - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1 và Khoản 3 Điều 188 Bộ luật Lao động 2012 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động như sau:
Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 điều này.
Khoản 3 Điều 191 Bộ luật Lao động 2012 quy định về quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động như sau:
3. Những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện các quyền hạn quy định tại điều này.
Trường hợp công ty bạn chưa có công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ thực hiện tham gia thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần. Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.