Ngược đãi cha mẹ có thể không được hưởng thừa kế

Hiếu Anh |

Xét cả về phương diện pháp luật và đạo đức, con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, hiếu thảo với cha mẹ. Nếu con cái ngược đãi cha mẹ có thể sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

Chị Nguyễn Thị Khiêm năm nay 36 tuổi chia sẻ, bố mẹ đẻ của chị có 2 người con (chị và một người em trai). Bố chị mất sớm, mẹ chị nuôi 2 người con trưởng thành. Khi lớn lên, chị Khiêm đi lấy chồng, em trai ở với mẹ.

Tuy nhiên, em của chị thường xuyên say rượu. Trong quá trình ở với mẹ, em trai chị không những không hiếu thuận, phụng dưỡng mà nhiều lần ngược đãi, hành hạ. Sau nhiều lần khuyên bảo em trai không được, chị đã báo cơ quan chức năng.

Sau đó, tòa án có xử lý em trai chị Khiêm về hành vi ngược đãi, hành hạ cha mẹ. Nay, mẹ chị đã qua đời không để lại di chúc. Mẹ chị Khiêm khi còn sống có một căn nhà đã có sổ đỏ. Người em trai chị đến gây sự đòi hưởng thừa kế. Vậy, theo quy định của pháp luật, em trai chị Khiêm có được hưởng di sản thừa kế hay không?

Trao đổi về vấn đề này, luật gia Nguyễn Thu Trang (Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long) cho biết, Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Như vậy, mẹ chị Khiêm chết đi không để lại di chúc. Do đó, việc phân chia di sản thừa kế sẽ theo quy định của pháp luật. Do em trai chị Khiêm đã bị kết án về hành vi ngược đãi, hành hạ cha mẹ, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 621, em trai chị Khiêm sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Hiếu Anh
TIN LIÊN QUAN

Đang xin ly hôn mà chồng chết, vợ có được hưởng thừa kế?

Hiếu Anh |

Nhiều cặp vợ chồng đang trong thời gian làm thủ tục ly hôn. Khi thủ tục ly hôn chưa hoàn tất mà một người chết, người còn lại có được hưởng thừa kế hay không?

Có được hưởng thừa kế bằng di chúc miệng không?

Hiếu Anh |

Nhiều người chết đi không để lại di chúc bằng văn bản nhưng có nói phân chia tài sản bằng miệng từ trước. Vậy di chúc bằng miệng có phù hợp với quy định pháp luật về thừa kế?

Con riêng xuất hiện có phải chia lại thừa kế?

Hiếu Anh |

Trường hợp di sản của người chết đã phân chia xong mà xuất hiện người thừa kế hợp pháp mới thì có phải phân chia lại?

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Đang xin ly hôn mà chồng chết, vợ có được hưởng thừa kế?

Hiếu Anh |

Nhiều cặp vợ chồng đang trong thời gian làm thủ tục ly hôn. Khi thủ tục ly hôn chưa hoàn tất mà một người chết, người còn lại có được hưởng thừa kế hay không?

Có được hưởng thừa kế bằng di chúc miệng không?

Hiếu Anh |

Nhiều người chết đi không để lại di chúc bằng văn bản nhưng có nói phân chia tài sản bằng miệng từ trước. Vậy di chúc bằng miệng có phù hợp với quy định pháp luật về thừa kế?

Con riêng xuất hiện có phải chia lại thừa kế?

Hiếu Anh |

Trường hợp di sản của người chết đã phân chia xong mà xuất hiện người thừa kế hợp pháp mới thì có phải phân chia lại?