Trường tăng học phí, thí sinh gác ước mơ đại học, tìm đường xuất khẩu lao động

Phương Thúy - Hoàng Hằng |

Năm học 2022-2023, hàng loạt trường đại học tăng học phí khiến nhiều thí sinh băn khoăn khi sắp xếp các nguyện vọng. Nên lựa chọn theo đam mê hay theo yếu tố tài chính là vấn đề khiến các em quan tâm nhất hiện nay.

Gác lại đam mê, lựa chọn trường đại học phù hợp với kinh tế gia đình

2 tuần nay, sau rất nhiều lần đặt bút, cân đo, đong đếm, em Nguyễn Ngọc Mai – cựu học sinh Trường THPT Đoan Hùng, Phú Thọ, vẫn chưa chốt được thứ tự các nguyện vọng xét tuyển vào đại học.

Ngoài sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, Ngọc Mai đã trúng tuyển theo phương thức xét học bạ của Học viện Tài chính và phương thức đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Ngọc Mai đã ấp ủ ước mơ theo học ngành Truyền thông, Marketing. Tuy nhiên, đến thời điểm quan trọng, em bỗng do dự, chùn bước bởi các trường đại học đều thông báo tăng học phí khiến em lo sợ về gánh nặng tài chính.

“Em muốn học tại Học viện Ngoại giao. Nhưng năm nay, khoa Truyền thông Quốc tế của học viện không tuyển sinh hệ chuyển mà chỉ tuyển hệ chất lượng cao với mức 44 triệu/ năm – mức chi phí khá đắt so với điều kiện tài chính của gia đình em. Đây là điều khiến em băn khoăn, cân nhắc.

Nếu em theo học Đại học Sư phạm sẽ đỡ được khoản học phí và hàng tháng, em có thể nhận được khoản trợ cấp sinh hoạt. Hoặc nếu em học Học viện Tài chính, học phí sẽ giảm một nửa, chỉ khoảng 20 triệu/năm” – Ngọc Mai chia sẻ.

Học phí năm học 2022-2023 của Học viện Ngoại giao. Ảnh chụp màn hình
Học phí năm học 2022-2023 của Học viện Ngoại giao. Ảnh chụp màn hình

Sau rất nhiều lần đấu tranh tư tưởng, Ngọc Mai quyết định theo đuổi đam mê của mình. Với 28,75 điểm khối D01, nữ sinh dự định đăng kí nguyện vọng  1 vào Học viện Ngoại giao.

“Ngoài Học viện Ngoại giao, em vẫn sẽ đăng kí thêm cả Học viện Tài chính, Đại học Sư phạm và Học viện Báo chí. Em hy vọng mình trúng tuyển. Còn về học phí, sau này lên Hà Nội học, em sẽ đi làm để trang trải một phần cho bố mẹ” – nữ sinh nói và bày tỏ mong muốn, với mức học phí tăng cao như hiện nay, nhà trường sẽ luôn quan tâm đến sinh viên, thầy cô sẽ có kinh nghiệm, chuyên môn tốt, cơ sở vật chất được cải thiện để đáp ứng được nhu cầu học của sinh viên.

Nếu như Ngọc Mai còn cân nhắc, đắn đo giữa việc lựa chọn đam mê, hay theo ngôi trường có mức học phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế thì em Lê Hồng Anh (Hà Nội) đã xác định ngay từ đầu, em sẽ chỉ chọn những trường có học phí khoảng 20 - 25 triệu đồng/năm.

“Em thích một số trường top đào tạo về kinh tế như Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân… Nhưng thực tế của gia đình em nên em không lựa chọn, một phần em sợ điểm của mình không đủ trúng tuyển.

Phần nữa, năm nay, các trường top đều tăng học phí, mức chi trả quá sức với điều kiện thực tế của gia đình em” – Hồng Anh chia sẻ và nói thêm, hiện tại, em đang cân nhắc giữa Học viện Tài chính và Học viện Ngân hàng.

Học đại học tốn tiền, nhiều người tìm đường xuất khẩu lao động

Những ngày này, trong khi bạn bè tất bật nghiên cứu, tham khảo, sắp xếp nguyện vọng đăng kí đại học, em Nguyễn Thị Bình (Nghệ An) lại ngậm ngùi chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động.

Bình nói, em dự thi tốt nghiệp THPT với mong muốn trúng tuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Với kết quả thi 25 điểm khối A00, em hoàn toàn có cơ hội theo đuổi giấc mơ của mình.

Tuy nhiên, sau khi biết điểm và tham khảo học phí của các trường đại học, nhận thấy mức học phí sẽ tăng dần theo từng năm, gia đình và người thân đã khuyên em nên đăng kí xuất khẩu lao động thay vì vào đại học.

Bởi nếu đi học đại học, không chỉ học phí, tiền sinh hoạt phí và cả vấn đề cơ hội việc làm sau khi ra trường sẽ trở thành gánh nặng đối với em và gia đình.

“Trong hoàn cảnh này, em không được phép phàn nàn, đành gác ước mơ sang một bên.

Em lựa chọn đi nước ngoài với hy vọng sẽ sớm giúp đỡ được gia đình về mặt kinh tế” -  Bình nói.

Phương Thúy - Hoàng Hằng
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt trường đại học tăng mạnh học phí, có trường trên 700 triệu/khóa

Phương Thúy |

Khác với mức học phí ổn định như năm 2021, năm học 2022-2023 hàng loạt trường đại học thông báo tăng học phí.

Đăng ký nguyện vọng xét tuyển: Cân nhắc để không "sập bẫy" điểm sàn

Thiều Trang |

Nhiều chuyên gia tuyển sinh cảnh báo, thí sinh cần thận trọng khi sử dụng điểm sàn làm căn cứ đăng ký nguyện vọng xét tuyển, bởi điểm chuẩn có thể chênh rất nhiều so với điểm sàn.

Đặt nguyện vọng xét tuyển đại học: Cân nhắc kỹ khi chọn ngành "hot"

Kim Nhung |

Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề. Tuy nhiên, thí sinh cũng cần đưa ra lựa chọn phù hợp nhằm gia tăng cơ hội bước vào cánh cổng đại học, mở rộng tương lai.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến biển kinh hoàng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tàu cá của ngư dân hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa nghi bị lực lượng nước ngoài tấn công khiến nhiều người bị thương nặng, phải nhập viện điều trị.