Sau tự chủ đại học, thu nhập bình quân của giảng viên tăng 20,8%

Bích Hà - Thiều Trang |

Nhờ đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, đã tạo nên bước chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn công tác tổ chức thực hiện trong hệ thống giáo dục đại học. Chất lượng đào tạo được nâng cao, thu nhập bình quân của giảng viên tăng 20,8% và 18,7% đối với cán bộ quản lý.

Tự chủ đại học đem lại thành tựu to lớn, nhưng còn nhiều vướng mắc

Ngày 4.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị Tự chủ đại học năm 2022. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chủ trì hội nghị.

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả đã đạt được trong triển khai tự chủ đại học, thẳng thắn nhìn nhận khó khăn, vướng mắc, xác định những nguyên nhân trọng yếu, từ đó định hướng lộ trình, những việc cần làm trong thời gian tới.

 
Các đại biểu tham dự hội nghị tự chủ đại học năm 2022. Ảnh: Thế Đại

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, trường đại học hoạt động với tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao là mô hình và cơ chế phổ biến trên khắp thế giới, điều này đã từng tồn tại lâu dài và sự ưu việt của nó đã được khẳng định trong thực tế hoạt động giáo dục bậc cao của nhân loại.

Ở Việt Nam, quá trình thực hiện tự chủ đại học là một phần của quá trình đổi mới và hiện đại hoá, quốc tế hoá giáo dục đại học, là một khâu trong sự chuyển đổi mô hình giáo dục đại học thời kỳ bao cấp và kế hoạch hoá sang thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhờ tự chủ, thời gian qua giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt trong mấy năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH), nhiều cơ sở GDĐH đã và đang chuyển đổi dần cơ chế, từng bước thực hiện các quyền chủ động của mình và nhờ đó, các cơ sở GDĐH đã năng động hơn, năng lực cạnh tranh tốt hơn. Một luồng sinh khí mạnh mẽ đã xuất hiện từ bên trong của hệ thống và thúc đẩy các đại học phát triển.

 
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thế Đại

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, tự chủ đại học là một cơ chế mới, phức tạp cần đồng bộ của nhiều yếu tố, nhiều khâu, nhiều hoạt động. Vì vậy trong quá trình triển khai, thời gian qua vẫn có những vướng mắc, còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn.

“Có những vướng mắc do hệ thống các văn bản quy định pháp luật làm nền tảng cho việc triển khai còn có những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ và nhất quán. Khó khăn vướng víu do những thói quen cũ, cách nghĩ cũ, tư duy cũ. Vướng mắc do sự chia sẻ và đón nhận từ xã hội có chuyển biến chưa đồng bộ và tương thích”- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Nhờ tự chủ, chất lượng tăng, thu nhập cán bộ được cải thiện

Theo báo cáo tổng kết của Bộ GDĐT tại hội nghị, đến nay, tự chủ đại học đã đạt một số kết quả đáng khích lệ. Đến nay, cả nước có 154/170 cơ sở GDĐH công lập đã thành lập hội đồng trường, có 142/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật GDĐH sửa đổi.

 
 
 
Một số kết quả đạt được sau quá trình đẩy mạnh tự chủ đại học. Nguồn số liệu: Bộ GDĐT

Về nhân lực, từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp. Các trường có chính sách cạnh tranh, thu hút giảng viên giỏi chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học. Tỉ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ ngày một tăng, từ 25% năm 2018 lên trên 31% năm 2021.

Về tài chính, theo báo cáo của Bộ GDĐT, đến thời điểm hiện tại 32,76% trường đại học tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Từ 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở GDĐH tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng; thu nhập bình quân tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý.

Giảng viên thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu đồng trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ.

Đặc biệt, sau tự chủ, số lượng bài báo quốc tế trong danh mục Web of Science (WoS) tăng thêm 3,5 lần sau 4 năm; số bài báo trong danh mục SCOPUS của các cơ sở GDĐH tăng thêm hơn 4 lần.

Năm 2022, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố Bảng xếp hạng các trường ĐH theo lĩnh vực. Ở lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Việt Nam có 5 đại học được xếp hạng cao trong tốp 500 thế giới.

Ở lĩnh vực Kinh doanh và kinh tế theo Bảng xếp hạng Times Higher Education, Việt Nam cũng có hai đại diện; lĩnh vực Khoa học Xã hội, Việt Nam có 3 đại diện.

Bích Hà - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT nói về băn khoăn “lọc ảo chung hạn chế quyền tự chủ của các trường"

Bích Hà |

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng việc lọc ảo chung sẽ không ảnh hưởng đến quyền tự chủ các trường đại học.

Học phí tăng khi tự chủ, trường chờ lịch làm việc với UBND tỉnh Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho biết, việc tăng học phí là do trường không còn sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước khi bước vào lộ trình tự chủ tài chính.

Tạo điều kiện tối đa để Đại học Tôn Đức Thắng phát huy tự chủ

Đức Long |

Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - đã khẳng định như trên tại lễ kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2021) do Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến sáng 19.11.

Áp thấp nhiệt đới kết hợp nhiều hình thế nguy hiểm

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới kết hợp gió mùa tây nam đang gây thời tiết mưa dông gió mạnh trên biển.

Đường dây 500kV mạch 3 có bị ảnh hưởng bởi bão số 3?

Anh Tuấn |

Theo EVNNPT, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) không bị ảnh hưởng, hư hỏng bởi bão số 3.

Đường 1.300 tỉ ở Hà Nội đạt 95% khối lượng rồi "đắp chiếu"

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đạt 95% khối lượng và nhận đủ mặt bằng thi công song đoạn vành đai 2,1km, vốn 1.300 tỉ đồng vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Các cơ quan chức năng không phát hiện thấy có nạn nhân nào trong chiếc xe đầu kéo đang mắc kẹt ở vị trí cách cầu Phong Châu gần 100m.

Khách Tây xắn tay dọn dẹp đường phố Hà Nội sau bão Yagi

Nguyễn Đạt |

Khi hậu quả của bão số 3 Yagi còn hiện hữu, chương trình tình nguyện dọn dẹp đường phố Hà Nội thu hút sự tham gia của du khách quốc tế và người dân.