Cách tiếp cận đề tài lịch sử, chiến tranh của điện ảnh thế giới

Mi Lan |

“Oppenheimer” thuộc thể loại phim tiểu sử đương nhiên đã “cá biệt hóa” câu chuyện, trọng tâm kịch bản là một cuộc đời, một nhân vật cụ thể với những biến động thời cuộc xoay quanh. Cách thức kể chuyện theo hướng “cá biệt hóa”, “cá nhân hóa” này đã được sử dụng ở nhiều bộ phim chiến tranh, lịch sử nổi tiếng thế giới.

Khi “Đào, phở và piano” ra rạp, phim gây tranh cãi bởi cách nhìn nhận và tiếp cận lịch sử cũ kỹ. Các nhân vật của “Đào, phở và piano” đột ngột xuất hiện, không rõ lai lịch, nguồn gốc, nhiều nhân vật không có tên, họ đại diện cho cả một tầng lớp xã hội có mặt ở Hà Nội chứng kiến cuộc chiến những năm 1946-1947.

Phim muốn đưa ra góc nhìn đại cảnh mang tính khái quát về cuộc chiến, ở đó, những nhân vật chỉ đóng vai trò đại diện, họ bị lu mờ trong một kịch bản vốn chỉ muốn tập trung vào cuộc chiến. Như nam chính Văn Dân (Doãn Quốc Đam) không có xuất thân, lai lịch... Nhiều nhân vật khác không được bồi đắp những tình tiết đắt giá để xuất hiện, đơn cử như Phán (ca sĩ Tuấn Hưng), đôi khi trở nên lạc lõng giữa bức tranh tổng thể.

Điện ảnh thế giới đã có cách làm ngược lại, ở thể loại chiến tranh lịch sử, họ cá biệt hóa câu chuyện của một nhân vật mang tính điển hình, rồi từ đó, qua sự va đập, biến thiên của số phận con người giữa cuộc chiến, sẽ cho khán giả thấy được tính khốc liệt của cuộc chiến.

Nhân vật trong phim có lai lịch, có xuất thân, có hoàn cảnh rõ ràng. Họ có lý do xuất hiện trong cuộc chiến, và lý do để họ chiến đấu. Lý do chiến đấu thường mang tính cá nhân với hoàn cảnh đặc thù, chứ không hô hào chung chung “chiến đấu vì yêu nước”.

Bộ phim “Cờ thái cực giương cao” (tựa gốc: Taegukgi) cho đến nay vẫn là tác phẩm chiến tranh xuất sắc bậc nhất của điện ảnh Hàn Quốc. Phim lập kỳ tích doanh thu khi ra rạp, phim đầu tư 12,8 triệu USD, thu gần 70 triệu USD.

Phim lấy bối cảnh chiến tranh Triều Tiên năm 1950, câu chuyện xoay quanh một gia đình Hàn Quốc có 2 anh em trai ruột là Jin Tae (Jang Dong Gun) và Jin Seok (Won Bin). Cuộc sống thường nhật đang trôi đi, Jin Tae làm đủ nghề tay chân để kiếm sống nuôi gia đình và em trai Jin Seok đang theo đuổi giấc mơ vào đại học.

Biến cố bắt đầu khi Jin Seok bị bắt đi lính, tham gia vào quân đội Hàn Quốc khi chiến tranh liên Triều nổ ra. Để bảo vệ em trai, Jin Tae cũng lên đường.

“Cờ thái cực giương cao” với đại cảnh là chiến tranh nhưng lấy điểm nhấn tập trung vào số phận 2 anh em Jin Tae - Jin Seok.

Mục đích tham gia cuộc chiến của Jin Tae rất rõ ràng, anh không tham chiến vì “yêu nước”, vì lý tưởng anh hùng, mà chỉ để bảo vệ em trai Jin Seok. Với mong muốn em trai được trở về an toàn học đại học, Jin Tae luôn xung phong nhận những nhiệm vụ nguy hiểm nhất.

Kịch bản phim tập trung vào diễn biến tình cảm, từ sự gắn bó đến mâu thuẫn, xung đột, cách 2 anh em trai bảo vệ lẫn nhau giữa biến thiên khó lường của cuộc chiến, đến khi họ bị đẩy ra xa nhau, trở thành kẻ thù giữa 2 bờ chiến tuyến... đã mang đến cho “Cờ thái cực giương cao” một câu chuyện đầy cảm xúc, chạm đến trái tim của hàng triệu khán giả.

“Giải cứu binh nhì Ryan” của điện ảnh Mỹ cũng có cách tiếp cận đề tài chiến tranh như thế, khi lấy tâm điểm câu chuyện là hành trình xông pha vào chiến trận của Đại úy John H. Miller (Tom Hanks) và đồng đội để tìm Ryan - người lính đã có 3 anh trai vừa hy sinh. Cuộc tìm kiếm Ryan để đưa anh trở về nhà giữa bối cảnh cuộc tấn công bờ biển Normandy trong Thế chiến II diễn ra khốc liệt đã khiến “Giải cứu binh nhì Ryan” như một tác phẩm sử thi đầy bi tráng và xúc động.

“Giải cứu binh nhì Ryan” giúp đạo diễn Steven Spielberg đoạt Oscar ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc. Phim cũng lập kỳ tích doanh thu khắp các phòng vé thế giới.

Tờ Hollywood Reporter cho rằng, những bộ phim chiến tranh, lịch sử chạm đến tâm can khán giả là khi phản ánh được thân phận con người giữa biến động thời cuộc. Khi câu chuyện càng điển hình hóa, cá nhân hóa, càng giúp khán giả hình dung rõ ràng hơn về sự khốc liệt của thời đại - mà những cá nhân ấy đã sống và hy sinh.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Khi “diễn viên triệu USD” Thái Hòa đóng phim chiến tranh của Bùi Thạc Chuyên

Bình An |

Thông tin đạo diễn Bùi Thạc Chuyên hợp tác với “diễn viên triệu USD” trong một dự án phim chiến tranh ra mắt ngày 30.4.2025 nhân kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất khiến khán giả nức lòng.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.