Chính thức khai hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (31.1), Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức trở lại với chương trình khai hội vào ngày mồng 10 Tết như thường lệ. Do không phải là ngày lễ, ngày cuối tuần, nên lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết.

Lễ khai hội được tổ chức tại Trung tâm tổ chức lễ hội - Cung Trúc Lâm trên Yên Tử. Tham dự lễ khai hội có: Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cùng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh và hàng nghìn du khách, tăng ni, phật tử trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.

Các đại biểu dâng hương, làm lễ cầu Quốc thái, dân an. Ảnh: Nguyễn Hùng
Các đại biểu dâng hương, làm lễ cầu Quốc thái, dân an. Ảnh: Nguyễn Hùng

Non thiêng Yên Tử là nơi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị vua đã lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược.

Sau khi đất nước thanh bình, ngài đã tự nguyện rời ngai vàng bệ ngọc, nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật. Đến năm 1299, vua Trần Nhân Tông chính thức lên núi Yên Tử đi tu, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, trở thành đệ nhất Tổ - Thiền phái Trúc Lâm.

Du khách trên chùa Đồng Yên Tử ngày mồng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ảnh: Nguyễn Hùng
Du khách trên chùa Đồng Yên Tử ngày mồng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ảnh: Nguyễn Hùng

Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, Yên Tử luôn ấp ủ trong mình hồn thiêng văn hóa Việt, bởi nơi đây ông cha ta đã để lại di sản là hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm và nền văn hóa huy hoàng, rực rỡ thời Đại Việt. Tinh thần phật giáo của Thiền Phái Trúc Lâm vẫn còn sống mãi trong nền văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật nhất là tinh thần nhập thế, giao thoa sống động giữa đời và đạo.

Năm 2023, sau ba năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, hội Xuân Yên Tử được diễn ra với đầy đủ phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ khai hội với các nghi thức, như: Gióng trống, thỉnh chuông khai hội; các nghi lễ tâm linh (dâng lễ, lễ cầu Quốc thái Dân an; lễ đóng dấu thiêng Yên Tử).

Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội Xuân Yên Tử - một trong những lễ hội lớn nhất và kéo dài nhất cả nước - chính thức trở lại. Ảnh: Nguyễn Hùng
Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội Xuân Yên Tử - một trong những lễ hội lớn nhất và kéo dài nhất cả nước - chính thức trở lại. Ảnh: Nguyễn Hùng

Sau phần lễ khai hội, nhiều hoạt động văn hóa lễ hội đặc sắc mang không khí xuân mới như: Đêm hội hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an; biểu diễn nghệ thuật, múa rồng, lân, múa võ thuật cổ truyền; các trò chơi dân gian; biểu diễn văn nghệ truyền thống tại khu vực Làng Nương, Yên Tử; trưng bày tranh, ảnh về vẻ đẹp hùng vĩ, linh thiêng của Yên Tử; văn hoá Ẩm thực dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử;…

Lễ hội Xuân Yên Tử là một trong những lễ hội Xuân lớn nhất và kéo dài nhất cả nước, khoảng 3 tháng.

Theo ông Lê Tiến Dũng – Trưởng Ban quản lý khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử - trong ngày khai hội hôm nay, lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết trước đó bởi do diễn ra vào ngày thường.

Cũng theo ông Dũng, từ mồng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão đến nay, Yên Tử đón khoảng 150.000 người, trong đó ngày cao điểm đón gần 2 vạn người.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Chùa Đồng Yên Tử đông nghịt khách trong ngày mùng 4 Tết

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Lượng du khách, tăng ni, phật tử hành hương lên Yên Tử tăng mạnh từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Dự kiến, từ mai đến cuối tuần, lượng khách có thể đông hơn do những ngày Tết chính đã qua, người dân bắt đầu đi du Xuân.

Vườn nhân cây giống Xích Tùng cổ Yên Tử duy nhất của cả nước

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chứng kiến một số cây Xích Tùng cổ hơn 700 tuổi trên Yên Tử chết hoặc bị thời tiết, sâu bọ gây hại và có nguy cơ chết, trong khi chưa tìm ra giống để trồng thay thế, anh Phạm Văn Sự - nguyên nhân viên của Ban Quản lý rừng quốc gia và di tích Yên Tử - đã tìm tòi, nghiên cứu và nhân giống thành công giống cây này. Anh là người đầu tiên và duy nhất cho đến hiện nay nhân giống được giống cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử.

Quảng Ninh: Làng Nương Yên Tử vào mùa đẹp nhất trong năm

Thiên Hà |

Quảng Ninh - Không gian văn hóa Làng Nương dưới chân núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) những ngày vào thu đang là điểm đến thu hút du khách bậc nhất trong thời gian gần đây bởi cảnh sắc thiên nhiên đầy quyến rũ và say đắm lòng người.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.