Độc đáo màn thi cỗ cá, pháo đất trong Lễ hội Đền Trần Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Trong thời gian diễn ra Lễ hội Đền Trần Thái Bình (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) xuân Quý Mão 2023 có rất nhiều hội thi, trò chơi dân gian. Đáng chú ý và độc đáo nhất phải kể đến màn thi làm, trình bày cỗ cá và thi pháo đất.

Công phu như làm mâm cỗ cá tiến vua

Đã thành thông lệ, vào mỗi dịp lễ hội Đền Trần được tổ chức từ ngày 13 tháng Giêng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà), nhân dân địa phương cùng du khách thập phương lại náo nức tham dự hội thi cỗ cá - một tục lệ riêng biệt, hiếm thấy ở các địa phương khác trên cả nước. Nguồn gốc màn thi cỗ cá ở Đền Trần được tổ chức để nhắc nhở mọi người nhớ đến tổ tiên nhà Trần xưa kia trước khi phát nghiệp đế vương, trị vì giang sơn từng làm nghề chài lưới.

Chính vì gắn bó với sông nước nên các vị tiên tổ nhà Trần ghép tên mình với các loại cá như: Trần Kinh - cá Kình, Trần Hấp - cá Trắm, Trần Lý - cá chép, Trần Thừa - cá Nheo, Trần Thị Dung - cá Ngừ…

A
B
Những mâm cỗ cá thịnh soạn với 3 loại cá trắm, cá trôi và cá chép được bày biện đẹp mắt, trang nghiêm dâng lên cúng đền thờ các vua Trần. Ảnh: Bá Dương

Hội thi cỗ cá năm nay do 8 thôn làng của xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà tham gia tranh tài, chia làm 8 giáp. Cá dùng để làm cỗ trong hội thi là loại cá to, được nuôi từ đầu năm, khi bắt cá không được trật vảy, gẫy đuôi, gẫy vây, khi làm cỗ cá được để nguyên vảy.

Theo các cụ cao niên kể lại, cỗ cá có 2 loại: Cỗ cá đơn và cỗ cá kép, được bày trang trọng trên giá, mỗi giá có 8 vổ, mỗi vổ gồm có cá chép, cá trôi, cá trắm, giò, chả, nem, mọc….

Tục thi cỗ cá trong lễ hội Đền Trần không chỉ tỏ lòng thành kính của nhân dân xã Tiến Đức đối với các bậc tiền nhân mà còn là ước vọng của người dân về một năm mới nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt, hạnh phúc.

Ông Mai Văn Thạnh - một du khách từ quận Đống Đa (TP Hà Nội) khi về dâng hương tế lễ tại Đền Trần - chia sẻ: "Tôi đã tham gia nhiều lễ hội truyền thống ở mọi miền đất nước nhưng chưa thấy hội thi nào độc đáo và đặc sắc như thi cỗ cá ở đền Trần Thái Bình. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là cả 8 thôn tham gia hội thi, có tới 24 con cá được chế biến kỳ công nhưng không con nào bị tróc vẩy, con nào cũng to, đẹp và có thế như đang bơi".

 
Khi mâm cỗ cá của cả 8 thôn được rước vào đền, đội tế cỗ cá là những cụ cao niên có uy tín trong làng, xã sẽ thay mặt toàn thể nhân dân đọc bài tế trước liệt tổ liệt tông nhà Trần. Ảnh: Bá Dương
 
Sau khi phần chấm điểm của ban giám khảo hoàn tất, du khách thập phương, các khán giả của hội thi mới được tiến sát đến từng mâm cỗ cá để chiêm ngưỡng, ghi lại những hình ảnh đẹp và trò chuyện cùng người thợ làm cỗ cá về nét văn hóa độc đáo của nơi đây. Ảnh: Bá Dương

Bà Từ Thị Thuyên - một thành viên trong đội thi cỗ cá của thôn Phú Vật, xã Tiến Đức - cho biết: "Cả đội làm cỗ cá của thôn chúng tôi có khoảng 10 người nên năm nào mâm cỗ cũng được chuẩn bị rất kỹ. Từ trước Tết, chúng tôi đã đi ngắm cá, chọn cá và đặt trước. Con cá được chọn phải có tiêu chuẩn trên 5kg, như năm nay, mâm cỗ của thôn có cá trắm hơn 6kg, cá chép và cá trôi hơn 5kg. Khâu làm cá được thực hiện kỹ lưỡng, cẩn thận để sao cho cá không bị tróc vẩy, đẹp về hình thức. Làm cá đã công phu nhưng về khâu trang trí, trình bày cũng rất kỹ lưỡng, bao gồm các món giò, mọc, chân giò, hạt sen, nem chạo, trầu cánh phượng, hoa cắm để mâm cỗ cá dâng lên cúng vua".

Náo nhiệt thi pháo đất

Nếu như cỗ cá thể hiện sự tinh tế, khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ nhân thì thi pháo đất là trò chơi dân gian tái hiện lại cách thức rèn luyện sức khỏe, tính chịu khó, sự bền bỉ, khéo léo của binh sĩ nhà Trần xưa kia. Trải qua gần 8 thế kỷ, đến nay hội thi pháo đất trong Lễ hội Đền Trần Thái Bình vẫn được người dân huyện Hưng Hà gìn giữ, phát huy.

Khâu đắp, nặn pháo đất yêu cầu tỉ mỉ, công phu. Ảnh: Bá Dương
Khâu đắp, nặn pháo đất yêu cầu tỉ mỉ, công phu. Ảnh: Bá Dương
Khâu đắp, nặn pháo đất yêu cầu tỉ mỉ, công phu. Ảnh: Bá Dương
Khâu đắp, nặn pháo đất yêu cầu tỉ mỉ, công phu. Ảnh: Bá Dương

Tương truyền rằng, trò chơi pháo đất bắt nguồn theo tích xưa: Vào năm 1288, trong lúc quân ta đang đánh chiến ác liệt với giặc ngoại xâm ở Bạch Đằng thì con voi của Trần Hưng Đạo bất ngờ bị sa vào vũng lầy ở bãi sông Hóa, thuộc làng A Sào (nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).

Dân quanh vùng thấy vậy liền hô hoán gọi nhau vác cuốc xẻng ra đào đất, vác đất hỗ trợ cùng với quân lính ném đất xuống bãi lầy đế đắp đường cho voi lên bờ.

Cũng theo các cụ cao niên trong làng, trò chơi pháo đất huyện Hưng Hà còn gắn liền với tích chuyện quai đê chống lũ lụt xưa kia. Để tưởng nhớ vết tích của voi thần và vị tướng tài đức, người dân Thái Bình vào những ngày đầu xuân thường xuyên cùng nhau diễn lại màn tung đất cứu voi.

Các đội thi tung
Các đội thi tung
Các đội thi nâng quả pháo đất tung lên và úp xuống đất trước sự reo hò, cổ vũ náo nhiệt của các cổ động viên. Ảnh: Bá Dương

Tham gia hội thi năm nay có 5 đội đến từ 5 thôn thuộc xã Chi Lăng, mỗi thôn có 10 pháo thủ. Mỗi pháo thủ làm 3 quả pháo nổ hình bầu dục, dài từ 4 - 8 thước, nặng khoảng 20 - 27kg. Mỗi lần tung và úp pháo đều dùng trượng để đo, đội nào có giềng pháo dài nhất sẽ thắng cuộc.

Kết quả hội thi, giải nhất thuộc về thôn thôn Thống Nhất, giải nhì thuộc thôn Minh Khai, 3 giải khuyến khích chia đều cho 3 thôn Tiền Phong, Quyết Tiến và Trần Phú.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Vụ tấm biển quảng cáo đền Trần "phi quốc gia": Lãnh đạo Thái Bình lên tiếng

MINH HÀ |

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình vừa có chia sẻ liên quan đến tấm biển quảng cáo đền Trần với nội dung “Lễ hội đền Trần Thái Bình di sản văn hóa vật thể phi quốc gia”.

Thái Bình: Hàng trăm người đội mưa rước nước thiêng về Đền Trần

TRUNG DU |

Trong khuôn khổ Lễ hội Đền Trần Thái Bình xuân Quý Mão 2023, từ 13h30 chiều nay 3.2 (tức ngày 13 tháng Giêng), Ban Tổ chức lễ hội và nhân dân địa phương, du khách thập phương đã long trọng thực hiện nghi lễ rước nước thiêng truyền thống.

Dâng cặp bánh nướng, bánh dẻo 400kg kỷ lục Việt Nam tại Đền Trần Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Sáng 3.2, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà), UBND tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức một số nghi lễ quan trọng đầu tiên trước giờ chính thức khai hội Đền Trần Thái Bình xuân Quý Mão 2023.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.