Giá trị của quả bầu trong văn hóa, sinh hoạt hằng ngày của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Quả bầu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa và tín ngưỡng của người Ê đê tại tỉnh Đắk Lắk

Cuộc sống của người dân Ê Đê từ lâu đã gắn bó với núi rừng, nương rẫy. Những vật dụng hằng ngày của họ cũng vì thế được tận dụng từ thiên nhiên. Từ lâu, với người Ê Đê, quả bầu luôn gắn với đời sống thường ngày và trong những sinh hoạt văn hoá của họ.

Một giàn bầu khi ra hoa kết trái, ngoài sử dụng để làm thực phẩm, những quả có hình dạng đẹp sẽ được đồng bào Ê Đê chọn giữ lại. Họ giữ cho quả bầu thật già rồi mới cắt về. Tiếp đó, bà con sẽ sơ chế, xử lý lại quả bầu để dùng cho những mục đích khác nhau nhưng đều gắn liền với đời sống tinh thần và sinh hoạt hằng ngày.

Một dàn bầu được trồng tại nhà của một người dân tộc Ê đê ở tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Bảo Trung
Một dàn bầu được trồng tại nhà của một người dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Bảo Trung

Chị H'Mrik H'Đơk - (Xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) - chia sẻ: "Tôi đang để dành một số quả bầu làm bình nước. Tuy nhiên, muốn đựng được nước thì phải khoan lỗ, lấy hết hạt ra rồi ngâm nước, sau đó lấy ra phơi khô từ 2 đến 3 đợt nắng mới đựng nước.

Từ quả bầu xanh, để cho quả bầu thật già, sau khi hái về, trải qua các công đoạn như phơi nắng, ngâm bùn, khoét ruột. Nhiều gia đình còn gác quả bầu trên bếp lửa để quả bầu thật khô, bền, chắc, tránh mối mọt, không bị thấm nước. Thành phẩm quả bầu khô có màu nâu sẫm hay đen bóng, da cứng được làm thành đồ đựng, múc, hay rót".

Một bình đựng nước làm từ quả bầu sau khi qua các công đoạn xử lý. Ảnh: Bảo Trung
Một bình đựng nước làm từ quả bầu sau khi qua các công đoạn xử lý. Ảnh: Bảo Trung

Còn theo chị H'Lốc M'Lô (phường Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột): "Trong văn hoá người Ê Đê của chúng tôi từ bao đời nay chủ yếu đựng nước trong bầu. Ví như các cụ đi làm nương, rẫy thường bỏ nước trong quả bầu (đã qua xử lý -PV). Khi uống thì nước mát như khi đã bỏ trong tủ lạnh vậy. Còn nếu để cháo hoặc một số loại thực phẩm đã qua chế biến khác thì cũng không thiu. Khi tôi lấy ra sử dụng thì vẫn có thể dùng ngon lành, chẳng vấn đề gì cả".

Ngoài ra, quả bầu khô cũng được người Ê Đê dùng để chế tác các nhạc cụ truyền thống như đinh năm, đinh tặc tà, đàn gong. Sự kết hợp của quả bầu khô với những vật dụng đơn giản như tre nứa, sáp ong đã tạo nên các loại nhạc cụ có âm thanh rộn ràng, trong và êm tai.

Quả bầu còn được dùng để chế tác các nhạc cụ khác nhau. Ảnh: Bảo Trung
Quả bầu còn được dùng để chế ra các nhạc cụ khác nhau. Ảnh: Bảo Trung

Ông Y To Byă (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn) - nói rằng: "Quả bầu cỡ vừa và nhỏ thì được người dân dùng làm bình đựng nước uống. Để làm đinh năm hay các loại nhạc cụ khác thì chúng tôi phải chọn quả bầu to, dài mới làm được, đảm bảo chất lượng sản phẩm".

Hay như bà H' Tâm Niê Kđăm (buôn Mrông B, thị trấn Ea Kar) thường xuyên đi lấy nước tại bến nước của buôn, vật dụng để đựng vẫn là quả bầu đã qua xử lý. Các gia đình khác trong buôn làng vẫn thường sử dụng quả bầu khô làm vật dụng đựng nước, nhất là trong lễ cúng bến nước thì lại càng không thể thiếu. Quả bầu với bà H'Tâm và những người khác trong vùng là không thể thiếu trong tín ngưỡng cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Được biết, quả bầu cũng xuất hiện trong nhiều sinh hoạt văn hoá của người Ê Đê như dùng để lấy nước trong lễ cúng bến nước hay dùng trong nghi thức mời rượu cần. Ngày nay, tuy đời sống đã phát triển hiện đại nhưng quả bầu khô vẫn sử dụng thường xuyên và mang nhiều ý nghĩa với nhiều người Ê Đê ở Đắk Lắk nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Mòn mỏi tìm truyền nhân cho giai điệu nổi tiếng của đồng bào Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ở tỉnh Đắk Lắk, chỉ còn một số ít cụ già người Ê Đê còn hát được điệu Ayray nổi tiếng của đồng bào mình. Dù đã rất nỗ lực nhưng họ vẫn chưa tìm được thế hệ kế cận để chỉ dạy nhằm bảo lưu những giá trị truyền thống từ bao đời nay.

Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Phan Tuấn |

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người phụ nữ Ê Đê làm sống lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc

Phan Tuấn |

Chị H’Ler Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại mà còn đưa sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc đến tay người tiêu dùng khắp bốn phương.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam 4-1 U20 Bangladesh: Hiệp 2

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Bangladesh tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (27.9).

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Mòn mỏi tìm truyền nhân cho giai điệu nổi tiếng của đồng bào Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ở tỉnh Đắk Lắk, chỉ còn một số ít cụ già người Ê Đê còn hát được điệu Ayray nổi tiếng của đồng bào mình. Dù đã rất nỗ lực nhưng họ vẫn chưa tìm được thế hệ kế cận để chỉ dạy nhằm bảo lưu những giá trị truyền thống từ bao đời nay.

Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Phan Tuấn |

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người phụ nữ Ê Đê làm sống lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc

Phan Tuấn |

Chị H’Ler Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại mà còn đưa sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc đến tay người tiêu dùng khắp bốn phương.