Lý do “Đào, phở và piano” là hiện tượng kỳ lạ chưa từng có ở phim Việt

Mi Lan |

“Đào, phở và piano” là bộ phim chiến tranh mà nhà nước đặt hàng hiếm hoi tạo được “trend” trên mạng xã hội, khiến khán giả xếp hàng mua vé dù có cách thức ra rạp lạc thời.

Một bộ phim có số phận kỳ lạ

“Đào, phở và piano” được ví là cú bẻ lái chưa từng có ở phòng vé Tết Nguyên đán năm nay. Nhờ được một Tiktoker review, phim bất ngờ được chú ý, gây sốt vé tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.

“Đào, phở và piano” ra rạp theo một công thức kỳ lạ, phá vỡ mọi quy tắc phát hành thường thấy. Thậm chí, đi ngược lại tất cả những chiến lược cần có khi ra rạp của một tác phẩm điện ảnh.

Nếu như các dự án phim hiện nay có kế hoạch, chiến lược bài bản trong việc tung hình ảnh, poster, teaser, trailer (các đoạn giới thiệu về nội dung phim) trước cả năm trời để “dọn đường” cho phim ra rạp, “Đào, phở và piano” lặng lẽ xuất hiện ở một rạp duy nhất và đến 10 ngày sau khi ra rạp, mới đột ngột tung trailer.

Khi các đoàn phim tổ chức rầm rộ cinetour - tức là đưa dàn diễn viên đến rạp xem phim cùng khán giả để giao lưu, quảng bá rầm rộ từ những suất chiếu sớm - thì đến chiều qua (21.2) sau 12 ngày ra rạp, khán giả mới bất ngờ thấy Doãn Quốc Đam, Thùy Linh của “Đào, phở và piano” đến rạp giao lưu.

Giới phê bình làm phép so sánh giữa “Mai” và “Đào, phở và piano” để thấy số phận nghịch lý của hai cách thức, hai mô hình làm phim. Ở đó, “Mai” đại thắng phòng vé, và “Đào, phở và piano” dù tạo cơn sốt đầy bất ngờ vẫn thua lỗ nghiêm trọng.

Đến ngày 22.2, “Mai” thu 401 tỉ đồng, “Đào, phở và piano” thu 1 tỉ đồng. Khoảng cách doanh thu là quá lớn. Ngay cả khi so sánh với “Gặp lại chị bầu” - một tác phẩm khác bị “Mai” đè bẹp, thì doanh thu vẫn chạm mốc 70 tỉ đồng.

“Đào, phở và piano” được sản xuất và phát hành theo công thức cũ, đã lỗi thời. Ảnh: Nhà sản xuất
“Đào, phở và piano” được sản xuất và phát hành theo công thức cũ, đã lỗi thời. Ảnh: Nhà sản xuất

Nếu không bất ngờ gây chú ý, “Đào, phở và piano” sẽ như bao bộ phim nhà nước đặt hàng khác, có thể kể tên như Hồng Hà nữ sĩ, Sống cùng lịch sử, Ký ức Điện Biên... Tất thảy đều lặng lẽ ra rạp, rồi lặng lẽ xếp kho, dù được dành chi phí sản xuất khoảng hơn 20 tỉ đồng (gần 1 triệu USD).

Gọi "cơn sốt" phim "Đào, phở và piano” cũng có phần quá lời, khi phim chỉ chiếu ở một rạp duy nhất với phòng vé nhỏ và suất chiếu không cao. Chỉ khi phim phát hành toàn quốc và ở phòng vé nào khán giả cũng phải xếp hàng, khi ấy mới được gọi là “cơn sốt”.

Tuy nhiên, nếu so với những dự án đặt hàng lặng lẽ khác, “Đào, phở và piano” đã có thể gọi là một cơn sốt kỳ lạ, một hiện tượng của dòng phim nhà nước.

Từ cách đây 10 năm, bộ phim “Sống cùng lịch sử” của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cũng được đầu tư 21 tỉ đồng nhưng không bán nổi 1 vé trong một suất chiếu. Năm 2021, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân tiếp tục với dự án phim chiến tranh “Bình minh đỏ” nhưng hoàn toàn chìm nghỉm.

“Đào, phở và piano” với cách thức phát hành đi ngược lại với xu hướng thời đại, nhưng lại làm nên một hiện tượng kỳ lạ ở dòng phim nhà nước đặt hàng.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, nhà phê bình Nguyễn Phong Việt gọi “Đào, phở và piano” là một hiện tượng nhất thời. Công thức sản xuất và phát hành phim do nhà nước đặt hàng thực sự đã lỗi thời.

Việc khán giả xếp hàng mua vé xem “Đào, phở và piano” là hiện tượng mang tính nhất thời. Phim nhà nước đặt hàng cần có những thay đổi mang tính bước ngoặt về sản xuất và phát hành. Ảnh: Huyền Chi
Việc khán giả xếp hàng mua vé xem “Đào, phở và piano” là hiện tượng mang tính nhất thời. Phim nhà nước đặt hàng cần có những thay đổi mang tính bước ngoặt về sản xuất và phát hành. Ảnh: Huyền Chi

“Đào, phở và piano” không đại diện cho tương lai của dòng phim đặt hàng. Nếu có, bộ phim chỉ báo động cho hệ thống phim nhà nước thấy rõ những bất cập đang lộ rõ hơn bao giờ hết trong cách thức sản xuất và phát hành phim bao cấp.

Đã đến lúc điện ảnh phải bứt phá khỏi những lỗi thời, lạc hậu

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh từng gọi những dự án đặt hàng triệu USD (trên dưới 20 tỉ đồng) chỉ lặng lẽ chiếu kỷ niệm vài ngày rồi xếp kho là một sự thất thoát tiền của nhà nước.

Khi bàn về việc sản xuất phim lịch sử, phim chiến tranh phải sinh lời, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội - khẳng định, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy làm phim, nhất là trong bối cảnh công nghiệp hóa văn hóa, công nghiệp hóa điện ảnh.

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động, PGS.TS Bùi Hoài Sơn gọi những dự án phim không bán được vé là “sự lãng phí”.

Xưa nay, khi phim không bán được vé, các đạo diễn làm phim đặt hàng vẫn cho rằng, đề tài - thể loại phim chiến tranh, phim lịch sử kén khán giả. “Đào, phở và piano” đã cho thấy điều ngược lại.

Điện ảnh thế giới đã có rất nhiều phim chiến tranh, lịch sử lọt top doanh thu cao nhất mọi thời đại.

Dù là phim nhà nước hay phim tư nhân đều phải cần có doanh thu, sinh lời. “Đào, phở và piano” sản xuất hết hơn 20 tỉ nhưng mới thu 1 tỉ doanh thu. Ảnh: Nhà sản xuất Mai và “Đào, phở và piano”
Dù là phim nhà nước hay phim tư nhân đều phải cần có doanh thu, sinh lời. “Đào, phở và piano” sản xuất hết hơn 20 tỉ đồng nhưng mới đạt 1 tỉ đồng doanh thu. Ảnh: Nhà sản xuất "Mai" (trái) và “Đào, phở và piano”

Điều cần nhất để có những bộ phim lịch sử, phim chiến tranh doanh thu cao là một chiến lược bài bản từ sản xuất đến phát hành.

Tiến trình công nghiệp hóa điện ảnh hơn bao giờ hết đang cần đến sự chung tay của cả nhà nước và tư nhân, các doanh nghiệp liên ngành, để đầu tư cho điện ảnh có những cuộc thay đổi mang tính cách mạng, bứt phá khỏi những công thức làm phim đã lỗi thời, lạc hậu.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Bi hài từ cảnh nóng phim “Mai” và cú sốc về cảnh nóng ở “Đào, phở và piano”

Bình An |

“Mai” dán nhãn T18 trong khi “Đào, phở và piano” dán T13 để hạn chế độ tuổi khán giả khi cả hai phim đều có cảnh nóng, mô tả chuyện tình dục.

Bộ Văn hóa yêu cầu tăng cường kiểm tra việc bán vé cho học sinh đi xem phim 18+ "Mai"

AN NGUYÊN |

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các Sở Văn hoá địa phương, đặc biệt là TPHCM tăng cường thanh tra, kiểm tra các rạp chiếu phim sau vụ việc một số rạp phim không kiểm soát chặt chẽ khán giả dưới 18 tuổi xem phim "Mai".

Nghịch lý của “Mai” và “Đào, phở và piano”

Mi Lan |

Việc cùng lúc ra rạp, theo những cách thức khác nhau, đạt doanh thu khác xa nhau đã khiến bộ phim “Đào, phở và piano” và “Mai” tái hiện sinh động hơn bao giờ hết những vấn đề bất cập trong sản xuất phim, phát hành phim theo phương thức nhà nước đặt hàng vốn đã gây tranh cãi hàng mấy thập kỷ.

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Còn 9 nạn nhân mất tích trong vụ lở núi ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng huyện Bảo Yên đã tìm thấy thi thể một nạn nhân mất tích trong vụ lở núi xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Phường lên tiếng vụ nước ngập nhà dân do thi công âu thuyền

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sau phản ánh của Lao Động, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và tìm hướng khắc phục cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi âu thuyền Cái Khế.

Bi hài từ cảnh nóng phim “Mai” và cú sốc về cảnh nóng ở “Đào, phở và piano”

Bình An |

“Mai” dán nhãn T18 trong khi “Đào, phở và piano” dán T13 để hạn chế độ tuổi khán giả khi cả hai phim đều có cảnh nóng, mô tả chuyện tình dục.

Bộ Văn hóa yêu cầu tăng cường kiểm tra việc bán vé cho học sinh đi xem phim 18+ "Mai"

AN NGUYÊN |

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các Sở Văn hoá địa phương, đặc biệt là TPHCM tăng cường thanh tra, kiểm tra các rạp chiếu phim sau vụ việc một số rạp phim không kiểm soát chặt chẽ khán giả dưới 18 tuổi xem phim "Mai".

Nghịch lý của “Mai” và “Đào, phở và piano”

Mi Lan |

Việc cùng lúc ra rạp, theo những cách thức khác nhau, đạt doanh thu khác xa nhau đã khiến bộ phim “Đào, phở và piano” và “Mai” tái hiện sinh động hơn bao giờ hết những vấn đề bất cập trong sản xuất phim, phát hành phim theo phương thức nhà nước đặt hàng vốn đã gây tranh cãi hàng mấy thập kỷ.