Mới lạ với Tượng nghệ thuật thủy sinh

Lục Tùng |

An Giang – Một thầy giáo mỹ thuật ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật mới: Tượng nghệ thuật thủy sinh.

Anh Trịnh Văn Thu, giáo viên mỹ thuật tại huyện Thoại Sơn (An Giang) đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật mới: Tượng nghệ thuật thủy sinh. Nói dễ hiểu là tượng nghệ thuật trong hồ thủy sinh.

Trước mắt, với đam mê cá nhân và tự hào xứ sở của vùng đất có địa danh được định danh cho cả nền văn hóa rực rỡ, thầy giáo Thu nghiên cứu đưa tượng nghệ thuật liên quan đến văn hóa Óc eo vào bồn thủy sinh. Bằng sự hiểu biết về chiều sâu của nền văn hóa đã từng phát triển rực rỡ cách đây nhiều thế kỷ, cộng với kỹ năng về mỹ thuật, thầy giáo Trịnh Văn Thu đã tạo sức sống mới cho cả hai tác phẩm hoàn chỉnh.

Anh Thu đã bố trí nhiều nguyên liệu phụ trợ từ đá, gỗ, cây thủy sinh và cá với màu sắc và kích thước phù hợp với thẩm mỹ và phong thủy của gia chủ... đã hợp thành tác phẩm hoàn chỉnh mới.

Tuy mới ra đời, nhưng loại hình nghệ thuật Tượng nghệ thuật thủy sinh đã được nhiều người yêu tượng nghệ thuật, hồ thủy  sinh đánh giá cao và đón nhận bởi sự mới lạ và hiệu ứng cảm xúc cao.  

Ông Trần Hữu Huệ, nhà sưu tập tem nổi tiếng ở Thoại Sơn chia sẻ: Là người đam mê và nhiều năm tìm hiểu về tượng nghệ thuật văn hóa Óc  eo, nhưng tôi thật bất ngờ và thú vị khi bắt gặp những tác phẩm Tượng thủy sinh của thầy giáo Trịnh Văn Thu. Bởi không chỉ mang lại cảm giác giải trí mới lạ, mà thông qua việc bố trí đầy dụng ý của tác giả, còn mang lại cho người xem sự thăng hoa về nền văn hóa cổ xưa gắn liền với địa danh của vùng đất Thoại Sơn”.

Anh Hồ Phú Minh (thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn), một trong những khách hàng đầu tiên của Tượng nghệ thuật Óc eo  thủy sinh của thầy giáo Thu chia sẻ: “Sự bơi lội của đàn cá trong, sự chấp chới của cây cỏ... như thổi hồn vào không gian bức tượng sức sống mới, khiến cho bức tượng sinh động hơn, mang lại cảm giác sảng khoái hơn mỗi khi ngắm nhìn”.

Thầy giáo mỹ thuật Trịnh Văn Thu chuẩn bị vật liệu cho tác phẩm Tượng nghệ thuật thủy sinh. Ảnh: LT
Thầy giáo mỹ thuật Trịnh Văn Thu chuẩn bị vật liệu cho tác phẩm Tượng nghệ thuật thủy sinh. Ảnh: LT
Cẩn thận lựa chọn từng cành cây để đảm bảo sự hài hòa của tác phẩm. Ảnh: LT
Cẩn thận lựa chọn từng cành cây để đảm bảo sự hài hòa của tác phẩm. Ảnh: LT
Bàn luận cùng gia chủ lựa chọn vật liệu tốt nhất cho tác phẩm Tượng nghệ thuật thủy sinh. Ảnh: LT
Bàn luận cùng gia chủ lựa chọn vật liệu tốt nhất cho tác phẩm Tượng nghệ thuật thủy sinh. Ảnh: LT
Tác phẩm Tượng nghệ thuật thủy sinh của ông Hồ Phúc Minh do thầy giáo Trịnh Văn Thu thực hiện. Ảnh: LT
Tác phẩm Tượng nghệ thuật thủy sinh của ông Hồ Phúc Minh do thầy giáo Trịnh Văn Thu thực hiện. Ảnh: LT
Ông Trần Hữu Huệ thưởng lãm tác phẩm Tượng nghệ thuật Óc eo thủy sinh do thầy giáo Thu thực hiện. Ảnh: LT
Ông Trần Hữu Huệ thưởng lãm tác phẩm Tượng nghệ thuật Óc eo thủy sinh do thầy giáo Thu thực hiện. Ảnh: LT
Cận cảnh tác phẩm nghệ thuật Óc eo thủy sinh của thầy giáo Trịnh Văn Thu. Ảnh: LT
Cận cảnh tác phẩm nghệ thuật Óc eo thủy sinh của thầy giáo Trịnh Văn Thu. Ảnh: LT
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm trong lịch sử nghệ thuật Phật giáo Việt Nam

Nguyễn Hữu Mạnh - Đào Xuân Ngọc |

Như Báo Lao Động đã thông tin về nguồn gốc và hành trình lưu lạc của pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm chùa Báo Ân trong số trước. Bài viết này, chúng tôi tiếp tục cập nhật những thông tin xoay quanh về pho tượng. Trong đó, nổi bật lên là tầm quan trọng của pho tượng trong lịch sử nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.

Giữ lửa đam mê với nghệ thuật truyền thống trong thời COVID-19

Hương Mai |

Do dịch COVID-19, các nghệ sĩ nói chung cũng như nghệ sĩ âm nhạc truyền thống nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, vượt qua hoàn cảnh, họ vẫn duy trì sinh hoạt, tiếp tục luyện tập, sáng tác - ngọn lửa đam mê với nghệ thuật không hề bị tắt.

Bảo Hải Linh Thông Tự- dấu ấn nghệ thuật Phật giáo thế kỷ 17-18

Phương Thảo |

Nét kiến trúc chùa Việt cổ thế kỷ 17-18 và cả nghệ thuật tạo tác tượng Phật độc đáo của thời kỳ này đã được các kiến trúc sư và nghệ nhân hàng đầu tái tạo đầy tinh tế, trong cụm công trình văn hóa tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự trên núi Ba Đèo (Hạ Long, Quảng Ninh).

Chuyện "check VAR" ở V.League

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 182 cùng BLV Hoàng Hải trao đổi về chuyện "check VAR" của trọng tài sau 2 vòng đầu LPBank V.League 2024-2025.

Tạm giữ thêm Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị

NHÓM PV |

Thái Bình - Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục ra Lệnh tạm giữ hình sự Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 2 phóng viên.

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Vàng nhẫn hừng hực tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Đà tăng giá của vàng chưa dừng lại. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 phá đỉnh mới 83 triệu đồng/lượng.

Biểu tượng tâm linh 70 tỉ đồng đang thi công ở Lào Cai

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau khoảng 10 tháng thi công, dự án Tháp Kim Thành ở tỉnh biên giới Lào Cai đã thành hình.

Tại sao Man United từng từ chối Ivan Toney?

An An |

Ivan Toney từng được coi là bản hợp đồng lý tưởng với Man United nhưng cuối cùng, thương vụ này vẫn không thể xảy ra.

Pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm trong lịch sử nghệ thuật Phật giáo Việt Nam

Nguyễn Hữu Mạnh - Đào Xuân Ngọc |

Như Báo Lao Động đã thông tin về nguồn gốc và hành trình lưu lạc của pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm chùa Báo Ân trong số trước. Bài viết này, chúng tôi tiếp tục cập nhật những thông tin xoay quanh về pho tượng. Trong đó, nổi bật lên là tầm quan trọng của pho tượng trong lịch sử nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.

Giữ lửa đam mê với nghệ thuật truyền thống trong thời COVID-19

Hương Mai |

Do dịch COVID-19, các nghệ sĩ nói chung cũng như nghệ sĩ âm nhạc truyền thống nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, vượt qua hoàn cảnh, họ vẫn duy trì sinh hoạt, tiếp tục luyện tập, sáng tác - ngọn lửa đam mê với nghệ thuật không hề bị tắt.

Bảo Hải Linh Thông Tự- dấu ấn nghệ thuật Phật giáo thế kỷ 17-18

Phương Thảo |

Nét kiến trúc chùa Việt cổ thế kỷ 17-18 và cả nghệ thuật tạo tác tượng Phật độc đáo của thời kỳ này đã được các kiến trúc sư và nghệ nhân hàng đầu tái tạo đầy tinh tế, trong cụm công trình văn hóa tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự trên núi Ba Đèo (Hạ Long, Quảng Ninh).