Nhiều sân khấu kịch TPHCM tiếp tục đóng cửa: Nghệ sĩ chịu áp lực “cơm áo gạo tiền”

Ngọc Dủ |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng loạt sân khấu kịch tại TPHCM phải đóng cửa. Nghệ sĩ lại chịu áp lực và trăn trở.

Từ đầu năm, các sân khấu kịch ở TPHCM luôn trong tình trạng đóng cửa hoặc biểu diễn cầm chừng vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng loạt nghệ sĩ gạo cội như NSƯT Trịnh Kim Chi, Minh Nhí... đã quyết định chuyển một số vở diễn lâu đời của sân khấu lên kênh YouTube nhằm phục vụ khán giả. Và những ngày đầu tháng 8 này, sân khấu lại tiếp tục khổ sở vì COVID-19.

Sân khấu đóng cửa, và những gánh nặng

Từ đầu năm 2020, Hồng Vân phải đóng cửa sân khấu nhiều lần vì dịch bệnh và việc hoạt động “lúc đóng, lúc mở” cộng với tình hình khán giả đến rạp ngày một thưa vắng nên thua lỗ lớn. Sau khi mở sân khấu kịch Chợ Lớn trên đường Hồng Bàng (Quận 5, TPHCM), Hồng Vân và Minh Luân cùng hùn vốn 1 tỉ đồng, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thu hồi lại vốn. Theo tiết lộ của nữ nghệ sĩ, sau khi có công văn của UBND TPHCM về việc cấm tụ tập đông người tại các tụ điểm, chị đã bàn với các nghệ sĩ và quyết định đóng cửa cả sân khấu kịch Phú Nhuận lẫn Chợ Lớn, với quan điểm sự an toàn của khán giả và các nghệ sĩ được đặt lên trên hết. Hồng Vân không muốn các nghệ sĩ phải mang khẩu trang diễn hay khán giả phải xem kịch trong tình trạng thấp thỏm, lo âu.

Ngoài việc tạm dừng các sân khấu, NSND Hồng Vân còn quyết định ngưng một thời gian với các lớp đào tạo diễn viên sân khấu. Theo chia sẻ, đa số học trò đều từ các tỉnh, khi lên thành phố theo đuổi nghệ thuật phải thuê nhà để ở, chi phí đi lại, sinh hoạt tốn kém. Vậy nên khi dịch bùng phát, NSND Hồng Vân đã khuyến khích học trò về quê một thời gian để nghỉ ngơi, khi dịch tạm lắng xuống sẽ trở lại học.

Trước tình hình dịch bệnh, NSND Hồng Vân nói riêng và các nghệ sĩ đang duy trì sân khấu nói chung đang phải gánh những khoản phí lớn. Chính vì thế, họ đã gửi nhiều công văn để mong các chủ mặt bằng giảm tiền thuê hàng tháng trong lúc sân khấu “đóng băng”. Ngoài ra, các nghệ sĩ còn trăn trở cho những bạn trẻ mới tham gia hoạt động nghệ thuật vì sân khấu đóng cửa khiến nhiều người thất nghiệp, buộc phải chuyển sang làm các công việc tay trái cầm chừng.

Mới đây, sân khấu Hoàng Thái Thanh của nghệ sĩ Ái Như và Thành Hội cũng phải tạm dừng. Theo các nghệ sĩ tiết lộ, hiện tại họ còn 4 suất diễn đã được khán giả mua vé từ trước. Chính vì thế buộc phải diễn để phục vụ khán giả và sau đó sân khấu sẽ thông báo ngưng hoạt động. Theo nghệ sĩ Ái Như, dịch bệnh khiến mọi thứ đã khó càng khó thêm, các nghệ sĩ phải chịu gánh nặng. “Cơm áo gạo tiền”, câu chuyện muôn thủa với giới nghệ sĩ nay càng trở thành bài toán lớn. Trong hơn nửa năm qua, sân khấu Hoàng Thái Thanh phải hoạt động với  mô hình “lúc diễn, lúc nghỉ” nhưng vẫn phải trả lương cho nhân viên hậu đài hay chủ mặt bằng. Vì thế, áp lực ngày một đè nặng lên những người làm sân khấu nói riêng và nghệ sĩ nói chung.

Cố gắng duy trì cầm cự

Ở TPHCM, một số sân khấu vẫn cố gắng duy trì các suất diễn. Tuy không dày đặc như trước nhưng, diễn viên, nghệ sĩ vẫn diễn cầm chừng vào cuối tuần. Ở các sân khấu như 5B, Thế giới trẻ hay Idecaf hiện đang có suất diễn cuối tuần. Các sân khấu sẽ bán vé trước 1 tháng, đến khi đủ lượng khán giả sẽ mở các suất diễn phục vụ người hâm mộ.

Trước tình hình dịch bệnh, đại diện của các sân khấu này cho biết sẽ tiến hành đo nhiệt độ, sát khuẩn, phát khẩu trang cho khán giả đến xem kịch nhằm hạn chế rủi ro dịch bệnh. Đây cũng được xem là biện pháp giúp các nghệ sĩ sân khấu có thêm việc làm, vượt qua giai đoạn khó khăn ngay tâm điểm mùa dịch.

Ngọc Dủ
TIN LIÊN QUAN

Sân khấu bão hòa, nghệ sĩ trẻ trăn trở với nghề

BỈ ĐÔNG |

Mưu sinh trong thời điểm sân khấu bão hòa và chịu nhiều ảnh hưởng sau dịch bệnh, giống như một “cuộc chiến”. Nhưng, có những nghệ sĩ trẻ vẫn kiên trì diễn, dù khán phòng thưa vắng khán giả.

Nghệ sĩ “chuyển nhà” qua YouTube, sân khấu chỉ còn lại... hoài niệm?

NGỌC DỦ |

Khi các nghệ sĩ gạo cội có sân khấu riêng như Minh Nhí, NSND Hồng Vân hay NSƯT Trịnh Kim Chi,... đang dần bắt nhịp với sân chơi YouTube; nhiều người còn mong muốn chuyển những vở kịch sang chiếu mạng, thì liệu sân khấu có thật sự rơi vào khủng hoảng?

Nhiều nhà hát, sân khấu lỡ hẹn với khán giả nhí

THANH CHÂU |

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 năm nay, do dịch COVID-19, nhiều nhà hát và sân khấu trong Nam, ngoài Bắc không thể ra mắt các vở diễn như những món quà tặng đặc sắc cho khán giả nhí, mà chỉ có thể biểu diễn cầm chừng một số chương trình.

Người dân Hà Nội chen chân trên phố Hàng Mã chơi Trung thu

NHÓM PV |

Tối 16.9 (tức 14.8 Âm lịch), hàng ngàn người dân đổ về khu vực phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để vui chơi Trung thu khiến tuyến phố trở nên ùn tắc.

Kịch bản đường đi khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên bão số 4

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng nhận định áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão số 4 và khả năng tác động đất liền nước ta.

Tạm giữ lái xe ô tô cán học sinh tử vong trong sân trường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Cơ quan chức năng đã tạm giữ hình sự người lái xe ô tô bán tải cán tử vong em học sinh lớp 2 ngay trong sân trường.

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bị bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.