PGS.TS Trần Lâm Biền: Tu bổ di tích không được làm mất đi “hồn cốt” của di tích

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 22.12, tại Hải Dương, Viện Bảo tồn di tích, Sở VHTT Du lịch Hải Dương đã tổ chức Hội thảo khôi phục và tôn tạo các di tích không còn nguyên vẹn, lấy chùa Côn Sơn, Kiếp Bạc làm ví dụ thực tiễn.

PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng: "Điều khiến cho rất nhiều người trăn trở hiện nay, đó là việc tu bổ hay tu sửa, phục hồi hay xây dựng mới. Cần phải nắm rõ bản chất trong việc khôi phục và tôn tạo di tích. Đặc biệt trong công tác tu bổ thì không được làm mất đi hồn cốt, biến chất “di tích này” thành một “di tích khác” cho dù nó được khoác lên “chiếc áo mới” đẹp hơn qua công tác tu bổ.

Việc tu bổ tôn trọng tính nguyên gốc không chỉ là hình thức mà phải là giá trị của nó. Trong một di tích thì từng cảnh quan, chi tiết đều có những ý nghĩa của nó. Bên cạnh đó, trong công tác tôn tạo di tích cũng cần phải có những nghiên cứu đa ngành – chuyên ngành, cần phải đối sánh với các di tích khác…"

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, văn hóa như GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính – chuyên về di sản và trùng tu, PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN … đã đưa ra những ý kiến thảo luận tại hội thảo. Hội thảo cũng đã đánh giá hiệu quả việc khôi phục, phục dựng chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc và một số công tác tôn tạo các di tích lịch sử khác trên cả nước.

Tại hội thảo, TS Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Hội thảo đặt ra vấn đề các di tích văn hóa ở Việt Nam hiện nay do tác động của thiên nhiên, xã hội và chiến tranh, phần lớn đến với thế hệ chúng ta ở dạng không còn nguyên vẹn. Các ngôi đền, ngôi chùa được công nhận là di tích, bên cạnh đó đòi hỏi về việc bảo tồn nghiêm ngặt các yếu tố gốc, bao giờ cũng phải đáp ứng yếu tố gốc, bao giờ cũng phải đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng và đời sống tâm linh đương đại.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Người dân lo lắng về sự xuống cấp nghiêm trọng của di tích pháo đài Xuân Tảo

CAO NGUYÊN |

Pháo đài Xuân Tảo (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là di tích cách mạng kháng chiến, được đầu tư xây dựng, cải tạo và hoàn thành từ đầu năm 2015. Đến nay công trình vẫn bị bỏ không, nhiều hạng mục xuống cấp dù chưa được nghiệm thu.

Cắn răng phá nhà cổ Đường Lâm

NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN |

Đầu tháng 12 này, bà Kiều Thị Thảo (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã thuê cả một hiệp thợ về dỡ toàn bộ ngói âm dương, bắt đầu hủy bỏ “di tích nhà cổ 200 năm tuổi” của mình để phản đối cán bộ sở tại đối xử bất công với gia đình bà trong nhiều năm qua. Có mặt tại nhà bà Thảo, phóng viên Báo Lao Động chứng kiến một sự thật: Còn quá nhiều bất cập gây bức xúc trong bà con đang là chủ nhân của các “di sản văn hóa” quý giá. 

Cận cảnh đình làng hơn 300 tuổi bị thiêu rụi

VƯƠNG TRẦN |

Lửa kèm theo khói đen bốc lên nghi ngút tại ngôi đình có lịch sử hơn 300 năm tại Thái Bình. Vụ hỏa hoạn khiến toàn bộ khu đình được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia này bị thiêu rụi.

Dự báo thời điểm bão Trà Mi đạt cường độ cực đại giật cấp 15

AN AN |

Dự báo bão Trà Mi sẽ đạt cường độ cực đại khoảng cấp 12, giật cấp 15 khi tiến đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa trong ngày 26.10.

Giờ thứ 9: Đứa con bất hạnh - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Bé gái trong câu chuyện ngày hôm nay phải ở với bố dượng của mình sau khi mẹ đẻ ly hôn. Đứa bé sẽ lớn lên như thế nào và có cuộc sống ra sao?

Diễn biến mới vụ hóa đơn nước cao bất thường ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước hàng loạt hành động khó hiểu từ phía Công ty CP Nước sạch Thái Bình, khách hàng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Phụ huynh cho con đi học trở lại sau khi nhà trường nhận sai

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 ngày cho con nghỉ học để làm rõ thông tin nhà trường dùng sữa hết hạn cho học sinh uống, ngày 23.10, các phụ huynh đã cho con đi học trở lại.

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các tranh chấp lãnh thổ

Ngọc Vân |

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực.

Người dân lo lắng về sự xuống cấp nghiêm trọng của di tích pháo đài Xuân Tảo

CAO NGUYÊN |

Pháo đài Xuân Tảo (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là di tích cách mạng kháng chiến, được đầu tư xây dựng, cải tạo và hoàn thành từ đầu năm 2015. Đến nay công trình vẫn bị bỏ không, nhiều hạng mục xuống cấp dù chưa được nghiệm thu.

Cắn răng phá nhà cổ Đường Lâm

NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN |

Đầu tháng 12 này, bà Kiều Thị Thảo (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã thuê cả một hiệp thợ về dỡ toàn bộ ngói âm dương, bắt đầu hủy bỏ “di tích nhà cổ 200 năm tuổi” của mình để phản đối cán bộ sở tại đối xử bất công với gia đình bà trong nhiều năm qua. Có mặt tại nhà bà Thảo, phóng viên Báo Lao Động chứng kiến một sự thật: Còn quá nhiều bất cập gây bức xúc trong bà con đang là chủ nhân của các “di sản văn hóa” quý giá. 

Cận cảnh đình làng hơn 300 tuổi bị thiêu rụi

VƯƠNG TRẦN |

Lửa kèm theo khói đen bốc lên nghi ngút tại ngôi đình có lịch sử hơn 300 năm tại Thái Bình. Vụ hỏa hoạn khiến toàn bộ khu đình được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia này bị thiêu rụi.