“Tủ sách Huế” quảng bá văn hoá Huế và phát triển văn hoá đọc

Hoàng Văn Minh |

Huế đang xây dựng đề án “Tủ sách Huế”, giới thiệu những cuốn sách quý nhằm quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc cũng như hình thành bộ quà tặng.

Giữ sách quý trước nguy cơ thất lạc

Theo đề án “Tủ sách Huế” được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thì việc xây dựng “Tủ sách Huế” nhằm bảo tồn nhiều tủ sách, nhiều cuốn sách về Huế đang có nguy cơ bị thất lạc, tẩu tán.

Theo đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ mời gọi những đơn vị, tư nhân sở hữu những tủ sách, cuốn sách quý để phát huy giá trị, lan tỏa đến cộng đồng cũng như bảo quản và gìn giữ cho các thế hệ mai sau.

Tập san Nghiên cứu Huế của Trung tâm Nghiên cứu Huế - đầu sách xứng đáng có mặt trong “Tủ sách Huế“.
Tập san Nghiên cứu Huế của Trung tâm Nghiên cứu Huế - đầu sách xứng đáng có mặt trong “Tủ sách Huế“.

Đồng thời, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công nghệ trong việc bảo quản, lưu giữ để phát huy hiệu quả, giá trị của “Tủ sách Huế” mà việc số hóa các đầu sách là một ví dụ.

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế là người chỉ đạo thành lập đề án “Tủ sách Huế”. Theo ông Thọ, ý tưởng về xây dựng “Tủ sách Huế” nhằm hướng đến 3 mục tiêu.

Thứ nhất là giới thiệu về Huế thông qua các tác phẩm, những đầu sách độc, lạ, có giá trị được sưu tầm, phục dựng. Thứ hai, đây là cơ hội khôi phục các đầu sách viết về Huế, khích lệ văn hóa đọc đang dần mai một, hướng tới xây dựng một xã hội đọc sách. Thứ ba là thông qua tủ sách này, xây dựng món quà tặng mang ý nghĩa nhân văn của người Huế tặng cho du khách thập phương khi đến Huế.

Theo đó, những tác phẩm, tác giả được tuyển chọn tham gia “Tủ sách Huế” là những tác phẩm có giá trị, được Hội đồng thẩm định và tuyển chọn chuyên ngành do tỉnh lập để lựa chọn một cách khách quan, công tâm.

Hội đồng này tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát nguồn tư liệu văn hiến về Phú Xuân - Huế từ thực địa và tại các cơ quan lưu trữ Trung ương, địa phương.

Hiện kho tàng tư liệu về văn hiến Phú Xuân - Huế trong và ngoài nước còn nhiều và cần được tiếp tục khai thác, bổ sung để cung cấp cho bạn đọc những nội dung, kiến thức, câu chuyện phong phú, toàn diện, đa chiều về mảnh đất Cố đô này.

Có logo nhận diện

Theo ông Phan Ngọc Thọ, “Tủ sách Huế” có con dấu nhận diện, logo nhận diện, giống như đặc sản Huế - ai đã được đóng dấu nhận diện rồi xem như có giá trị vì đã được hội đồng thẩm định của tỉnh ghi nhận.

Còn đối với việc in sách nào tùy thuộc vào việc huy động nguồn lực, tùy thuộc vào hội đồng thẩm định, vào nhà xuất bản… Khi đã hình thành “Tủ sách Huế”, tỉnh sẽ có những cuộc đấu giá những đầu sách quý, hiếm, có không gian trưng bày và giới thiệu sách Huế, có không gian đường sách Huế thật ý nghĩa.

Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn - đầu sách xứng đáng có mặt trong “Tủ sách Huế“.
Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn - đầu sách xứng đáng có mặt trong “Tủ sách Huế“.

"Trước mắt, tôi chỉ đạo sở, ngành liên quan cho sưu tầm một thư mục về sách Huế. Tức là các đầu sách đang nằm ở các nước, trong nước, tại các thư viện, nhà dân đều được lên danh sách và phân loại công phu, huy động sự tham gia xã hội hóa của tổ chức, cá nhân.

Trên cơ sở đó, hội đồng thẩm định sẽ tuyển chọn theo từng giai đoạn, từng chủ đề. Có thể đây là cây thư mục quan trọng, phân theo tuyến thời kỳ theo thứ tự thời các vua chúa, thời kỳ trước 1945, trước 1975, sách thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời kỳ chống Mỹ, sách thời kỳ đương đại, sách nằm ở thư viện các nước, sách đang nằm ở các thư viện tư nhân…

Bước tiếp theo là triển khai thi và xây dựng logo nhận diện “Tủ sách Huế”, đồng thời thiết kế để phát huy vai trò logo ấy.

Tôi cũng sẽ viết thư ngỏ kêu gọi các cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp đầu sách cho “Tủ sách Huế”. Cùng với đó, xây dựng một nguồn quỹ cho “Tủ sách Huế” để huy động nguồn lực cho việc hình thành, in ấn, phát hành, nuôi dưỡng “Tủ sách Huế”", ông Phan Ngọc Thọ cho biết.

Đề án “Tủ sách Huế” đang được dư luận cả nước quan tâm bởi đây là việc làm thiết thực và cần thiết để giữ gìn văn hóa đọc trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin.

Đồng thời lần nữa tôn vinh, khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sách, của văn hoá đọc đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Ra mắt tập san Nghiên cứu Huế sau đúng 11 năm

Tường Minh |

Sau đúng 11 năm, Trung tâm nghiên cứu Huế lại cho ra mắt Tạp chí Nghiên cứu Huế (tập 9) tại nhà vườn Ý Thảo của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa ở số 3 Thạch Hãn, thành phố Huế vào ngày 7.11.

Chủ nhân mũ quan triều Nguyễn là người Việt Nam và sẽ hiến tặng Huế

Tường Minh |

Chủ nhân chiếc mũ quan triều Nguyễn vừa đấu giá 600.000 Euro ở Tây Ban Nha là một doanh nhân người Việt và mũ này sẽ được hiến tặng cho Huế.

Trước vụ "mũ quan", Huế từng bỏ lỡ bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi

Tường Minh |

Trước sự việc không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì... giá cao, Huế từng bỏ lỡ cơ hội mua bức tranh "Chiều tà" của vua Hàm Nghi trong một phiên đấu giá ở Pháp cách đây 11 năm.

Huế không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì... giá cao

Tường Minh |

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết chỉ theo dõi và không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì lý do giá quá cao.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.