Ấn vàng triều Nguyễn đang đấu giá được người Pháp tìm thấy ở đâu?

Tường Minh |

Huế - Ấn vàng triều Nguyễn với tên gọi "Hoàng đế chi bảo" đang được đấu giá chưa hẳn là do người Pháp tìm thấy "trong một ngôi chùa ở ngoại thành Hà Nội".

Như tin đã đưa, chiếc ấn vàng triều Nguyễn - ấn "Hoàng đế chi bảo" do vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền cách mạng trong lễ thoái vị năm 1945 được đấu giá, với giá khởi điểm từ 2-3 triệu Euro. Phiên đấu giá được tổ chức bởi nhà đấu giá MILLON vào 11h ngày 31.10.2022 (giờ Paris).

Ấn Hoàng đế chi bảo của triều Nguyễn đang đấu giá với mức khởi điểm 2-3 triệu Euro. Ảnh từ trang MILLON
Ấn Hoàng đế chi bảo của triều Nguyễn đang đấu giá với mức khởi điểm 2-3 triệu Euro. Ảnh từ trang MILLON

Chung quanh chiếc ấn này, hiện còn 2 sự kiện đang gây tranh cãi liên quan đến địa điểm người Pháp tìm ra bộ ấn kiếm ở Hà Nội và địa điểm người Pháp trao trả lại bộ ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại.

Về việc người Pháp tìm thấy ấn kiếm, theo như nhiều bài báo, bài nghiên cứu của nhiều tác giả đã công bố trước đây, thì sau khi chính quyền cách mạng rút lên Việt Bắc để "trường kỳ kháng chiến" vào năm 1946, bộ ấn kiếm đã được giấu tại Hà Nội.

Người Pháp đã tìm thấy bộ ấn kiếm giấu trong một ngôi chùa ở ngoại thành Hà Nội, khi họ phá ngôi chùa này để lấy gạch xây đồn bốt.

Biên bản bàn giao hai bảo vật từ sĩ quan Toce Raymond, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 B.P.C, cho ông Trần Ngọc Thu/Thụ/Thư (?), Tri huyện Quảng Bạ, Yên Thái, lập vào ngày 28.2.1952. Ảnh: T.Đ.A.S
Biên bản bàn giao hai bảo vật từ sĩ quan Toce Raymond, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 B.P.C, cho ông Trần Ngọc Thu/Thụ/Thư (?), Tri huyện Quảng Bạ, Yên Thái, lập vào ngày 28.2.1952. Ảnh: T.Đ.A.S

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu cổ vật, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á), nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, "dựa vào hình chụp Biên bản bàn giao hai bảo vật từ sĩ quan Toce Raymond, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 B.P.C, cho ông Trần Ngọc Thu/Thụ/Thư (?), Tri huyện Quảng Bạ, Yên Thái, lập vào ngày 28.2.1952, thì chúng ta biết rằng người Pháp tìm thấy hai bảo vật trên tại một ngôi nhà đổ nát ở làng Nghĩa Đô, chứ không phải là "một ngôi chùa ở ngoại thành Hà Nội".

Về buổi lễ người Pháp trao trả bộ ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại, cũng một số bài báo, bài nghiên cứu của nhiều tác giả đã công bố trước đây, viết rằng: lễ trao trả ấn kiếm diễn ra vào ngày 3.3.1952 tại Đà Lạt.

Buổi lễ Tướng de Linarès trao trả bộ ấn kiếm của vương triều Việt Nam cho Bảo Đại-nguyên thủ Quốc Gia Việt Nam, ngày 8.3.1052 tại Hà Nội. Ảnh: T.Đ.A.S
Buổi lễ Tướng de Linarès trao trả bộ ấn kiếm của vương triều Việt Nam cho Bảo Đại ngày 8.3.1952 tại Hà Nội. Ảnh: T.Đ.A.S

Tuy nhiên, theo TS Trần Đức Anh Sơn, các thành viên của nhóm Tản Mạn Kiến Trúc đã tìm được một link hồ sơ: https://imagesdefense.gouv.fr/fr/3774992.html, có những ảnh chụp về việc trưng bày hai bảo vật này. Hồ sơ này ghi rõ là ảnh chụp ngày 8.3.1952.

Nhóm Tản Mạn Kiến Trúc đã phân tích các bức ảnh trong link này, và nhận thấy nơi trưng bày hai bảo vật này là tòa dinh thự ở Hà Nội, nay là Nhà khách Chính phủ.

Hồ sơ này ghi rõ là ảnh chụp ngày 8.3.1952. Ảnh: T.Đ. A.S
Hồ sơ này ghi rõ là ảnh chụp ngày 8.3.1952. Ảnh: T.Đ. A.S

Còn bức hình có 3 người lính Quốc gia Việt Nam bưng các khay ấn kiếm trong lễ trao trả thì không phải ảnh chụp ở Đà Lạt mà ở Hà Nội, vì cái tòa nhà hậu cảnh trong bức hình này là dinh Toàn quyền Đông Dương, với hình cái cổng vào vườn hoa Puginier cạnh dinh Toàn quyền.

Ảnh này chụp ở Hà Nội chứ không phải Đà Lạt như lâu nay công bố. Ảnh: T.Đ.A.S
Ảnh này chụp ở Hà Nội chứ không phải Đà Lạt như lâu nay công bố. Ảnh: T.Đ.A.S

"Vậy, theo tôi có lẽ là lễ trao trả diễn ra ở Hà Nội ngày 8.3.1952, nhưng do đánh máy thế nào đó mà số 8 bị mất nét nên có người đã nhìn nhầm thành số 3.

Sau lễ trao trả thì người ta mới đưa ấn kiếm lên Buôn Ma Thuột và bà Mộng Điệp cùng bà Từ Cung mới đón nhận ấn kiếm ở sân bay Buôn Ma Thuột, xác tín xong, thì mới chuyển về Đà Lạt để giao lại cho Quốc trưởng Bảo Đại sau khi ông từ Pháp trở về Đà Lạt", TS Trần Đức Anh Sơn nói.

Clip nhận định của chuyên gia về giá trị của ấn vàng triều Nguyễn
Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Lai lịch và số phận long đong của ấn vàng triều Nguyễn đang đấu giá

Hoàng Văn Minh |

Huế - Chiếc ấn vàng triều Nguyễn đang được đấu giá có một lai lịch đặc biệt và số phận long đong.

Sau ấn vàng triều Nguyễn, bát vàng thời Khải Định được đấu giá

Hoàng Văn Minh |

Ngoài việc công bố đấu giá ấn vàng triều Nguyễn, trang MILLON còn công bố việc tổ chức đấu giá một chiếc bát bằng vàng rất quý hiếm thời vua Khải Định.

Ấn vàng triều Nguyễn được đấu giá, mức khởi điểm 3 triệu Euro

Hoàng Văn Minh |

Chiếc ấn vàng triều Nguyễn do vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền Cách mạng trong lễ thoái vị năm 1945 được đấu giá với giá khởi điểm từ 2-3 triệu Euro.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.