Bà Rịa - Vũng Tàu: Mặt nạ vàng hơn 2.000 năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Thành An |

Ngày 23.12, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bảo tàng tỉnh.

Nhóm 3 chiếc mặt nạ vàng được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Giồng Lớn - Long Sơn, đang được lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh là 1 trong những hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 10 năm 2021. Đây cũng là bảo vật quốc gia đầu tiên của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Những chiếc mặt nạ vàng vốn là đồ tùy táng thuộc 3 ngôi mộ đặc biệt tại di chỉ khảo cổ Giồng Lớn, thuộc xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu. Khai quật vào các năm 2003 và 2005, các hiện vật này được xác định có niên đại từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

Những mặt nạ vàng có điểm chung là hình chữ nhật, in nổi hình đôi mắt mở to, 2 lông mày cong cụp xuống, sống mũi nổi khá rõ, cánh mũi to; rìa cạnh có các lỗ nhỏ để xỏ dây đeo. Mỗi chiếc cũng có những đặc điểm khác nhau về kích thước, hình dạng.

Đồng thời, lễ hội truyền thống Lễ giỗ bà Phi Yến tại huyện Côn Đảo cũng được công bố là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đây là một Lễ hội truyền thống đã được tổ chức lần đầu cách đây 237 năm, diễn ra tại di tích lịch sử - văn hóa An Sơn miếu, huyện Côn Đảo.

Nghi thức trong lễ giỗ bà Phi Yến tại Côn Đảo. Ảnh: Sở VH-TT
Nghi thức trong lễ giỗ bà Phi Yến tại Côn Đảo. Ảnh: Sở VH-TT

Theo ông Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, vinh dự đón nhận và công bố Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thể hiện sự trân trọng và ghi nhận của Nhà nước đối với lịch sử vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu.

Việc Bà Rịa - Vũng Tàu được đón nhận bảo vật quốc gia và một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên này sẽ là nguồn động lực lớn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cả nước nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Qua đó, góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa của Việt Nam. Đồng thời, giúp người dân trong nước và khách du lịch quốc tế biết nhiều hơn về sự độc đáo của văn hóa vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thành An
TIN LIÊN QUAN

Khám phá Bảo vật quốc gia - Bia Lê Lợi

TỐNG BAO |

Tại Đền thờ vua Lê Thái Tổ tại Lai Châu có 1 Bảo vật Quốc gia, đó là Bia Vua Lê Thái Tổ mà người dân trong vùng vẫn thường gọi là "Bia Lê Lợi".

Ngọc tỷ lớn nhất, quý giá nhất của bảo vật triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Ý Yên |

Ấn ngọc Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ là ngọc tỷ quan trọng bậc nhất trong bộ sưu tập Bảo vật Triều Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Ngoài ấn vàng, bảo vật nào tượng trưng cho quyền lực của vua triều Nguyễn?

Huyền Chi |

Theo “Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn”, ấn vàng (hay còn gọi là kim bảo) là vật biểu tượng cho quyền lực tối cao của vua, trọng khí quốc gia.

Giờ thứ 9: Đứa con bất hạnh - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Bé gái trong câu chuyện ngày hôm nay phải ở với bố dượng của mình sau khi mẹ đẻ ly hôn. Đứa bé sẽ lớn lên như thế nào và có cuộc sống ra sao?

Loạt câu hỏi còn để ngỏ trong vụ Hồ Hoài Anh, Hồng Đăng

Thùy Trang |

Phán quyết của tòa án Tây Ban Nha về vụ án liên quan Hồ Hoài Anh, Hồng Đăng đang gây xôn xao. Thế nhưng, nhiều câu hỏi xoay quanh vụ việc chưa có lời giải.

Diễn biến mới vụ hóa đơn nước cao bất thường ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước hàng loạt hành động khó hiểu từ phía Công ty CP Nước sạch Thái Bình, khách hàng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Phụ huynh cho con đi học trở lại sau khi nhà trường nhận sai

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 ngày cho con nghỉ học để làm rõ thông tin nhà trường dùng sữa hết hạn cho học sinh uống, ngày 23.10, các phụ huynh đã cho con đi học trở lại.

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các tranh chấp lãnh thổ

Ngọc Vân |

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực.

Khám phá Bảo vật quốc gia - Bia Lê Lợi

TỐNG BAO |

Tại Đền thờ vua Lê Thái Tổ tại Lai Châu có 1 Bảo vật Quốc gia, đó là Bia Vua Lê Thái Tổ mà người dân trong vùng vẫn thường gọi là "Bia Lê Lợi".

Ngọc tỷ lớn nhất, quý giá nhất của bảo vật triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Ý Yên |

Ấn ngọc Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ là ngọc tỷ quan trọng bậc nhất trong bộ sưu tập Bảo vật Triều Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Ngoài ấn vàng, bảo vật nào tượng trưng cho quyền lực của vua triều Nguyễn?

Huyền Chi |

Theo “Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn”, ấn vàng (hay còn gọi là kim bảo) là vật biểu tượng cho quyền lực tối cao của vua, trọng khí quốc gia.